Thursday, May 2, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đẩy Myanmar đến gần TQ?

Mỹ đẩy Myanmar đến gần TQ?

Giới chuyên gia nhận định rằng, việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt Myanmar sẽ càng đẩy nước này vào vòng tay Trung Quốc.

 

 

Mỹ có thể gia tăng trừng phạt Myanmar

Bộ trưởng Thương mại Myanmar là ông Than Myint mới đây đã nhận định rằng, Nhiều khả năng gia tăng áp lực của phương Tây đối với Myanmar sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC) ở The Hague ra phán quyết sơ bộ về vấn đề người Rohingya.

Ông không loại trừ một kịch bản là phương Tây có thể siết chặt biện pháp trừng phạt chống Myanmar, sau phán quyết của ICC.

Tòa án yêu cầu Myanmar chấm dứt truy bức sắc dân này, cũng như ngăn chặn sự xuất hiện những vụ diệt chủng mới. Đồng thời, Tòa yêu cầu Myanmar cứ cách 6 tháng lại phải nộp  báo cáo về tất cả các biện pháp phòng ngừa, cho đến khi ra quyết định dứt khoát về vụ án.

Các phiên điều trần của tòa án sẽ tiếp nối, trong khi Myanmar công bố quyết định của Ủy ban Chính phủ rằng, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tội diệt chủng người Rohingya. Ủy ban cho rằng các binh sĩ đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân địa phương khỏi những cuộc tấn công của bọn khủng bố và đồng lõa.

Trước thềm phiên tòa, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tổng tư lệnh tối cao Myanmar, Tướng Min Aung Hlayen và ba quan chức quân sự cấp cao khác, cáo buộc họ vi phạm quyền của người Rohingya.

Các lệnh trừng phạt cũng từng được áp đặt dưới thời chế độ quân sự Myanmar, đối với toàn bộ các tướng lĩnh và thậm chí là các thành viên gia đình họ. Tất cả các tài khoản tại ngân hàng Mỹ đều bị đóng băng, doanh nghiệp Mỹ bị cấm mọi liên hệ kinh tế với đại diện của nhóm này.

Từ năm 1988, phần lớn nền kinh tế Myanmar dưới sự kiểm soát của quân đội. Vì vậy Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh cấm kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc sở hữu quân đội.

Bây giờ không còn điều này nên các biện pháp trừng phạt nhẹ hơn, được áp đặt cho các cá nhân. Các tài khoản bị đóng băng, hạn chế visa được đưa ra.

Trong bối cảnh mới này, Bộ trưởng Thương mại Myanmar dự đoán rằng, do vấn đề nhân quyền, các nước phương Tây có thể hủy bỏ ưu tiên thương mại dành cho đất nước ông hoặc là hạn chế đầu tư.

Bộ trưởng thừa nhận rằng đây có thể là đòn đánh mạnh vào sản xuất hàng dệt may, thúc đẩy gia tăng thất nghiệp, nhưng nước này sẽ tìm thấy giải pháp. Các nước phương Tây càng áp đặt trừng phạt Myanmar, thì đất nước này càng có nhiều khả năng củng cố quan hệ với các đối tác châu Á.

Myanmar sẽ hợp tác chặt hơn với Trung Quốc?

Giới chuyên gia cho rằng, trong khi hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, chuyển động của Myanmar theo hướng tăng cường liên hệ với các đối tác châu Á là điều rất tự nhiên.

Hợp tác của Myanmar với các đối tác trong khu vực ASEAN từ trước vốn đã khá mạnh. Liên hệ của Myanmar với các nước châu Á ngày càng được củng cố, do đó biện pháp trừng phạt mới của phương Tây sẽ càng thúc đẩy xu thế này, đặc biệt là nó sẽ khiến Myanmar hợp tác chặt hơn với Trung Quốc.

Chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Myanmar đã phản ánh ý định của cả hai bên theo hướng đó. Myanmar sẽ tìm kiếm những lợi ích ngoại thương, kinh tế và chính trị mới trong quan hệ với Trung Quốc, chứ không phải là theo hướng phương Tây.

Trong những ngày qua, phiên tòa ở Hague đang làm tăng áp lực quốc tế với Myanmar, nhưng ngay từ trước khi công bố phán quyết sơ bộ của tòa án, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ thêm cho Myanmar để hồi hương sắc dân Rohingya, khẳng định sứ mệnh trung gian ngày càng lớn trong việc giải quyết vấn đề này.

Trong bối cảnh bị Mỹ và các nước châu Âu chỉ trích, vị thế của Trung Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Myanmar, Bắc Kinh hứa sẽ che chắn cho Naypyidaw trước những tác động bất lợi từ trời Tây, đồng thời sẽ giúp nước này phá thế bao vây, cô lập, phát triển nền kinh tế,

Trong tương quan đó, hãng tin Mỹ Bloomberg nhắc nhở rằng, khi mối quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Myanmar chấm dứt, Trung Quốc thay vào đó. Họ dẫn đầu trong đầu tư, hợp tác thương mại, kinh tế và quân sự, trong khi nhiều nước ASEAN cũng chiếm một vị trí thích hợp.

Các nước châu Á chiếm tám vị trí hàng đầu trong danh sách đối tác thương mại của Myanmar. Ở vị trí thứ nhất là Trung Quốc, lượng giao thương cao gấp đôi bạn hàng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Thái Lan. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Bắc Kinh và Naypyidaw lên tới khoảng 11 tỷ USD.

Hơn thế nữa, tiềm năng hợp lực của Trung Quốc-Myanmar hiện nay khá cao, vượt trội rất nhiều những gì từng có trong thời gian chế độ quân sự. Do đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì vào thời điểm này, Naypyidaw sẽ đủ sức vượt qua cuộc trừng phạt mới của phương Tây với sự hỗ trợ của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới