Sunday, November 24, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiSự thật về Pegatron định đầu tư 1 tỷ USD vào Việt...

Sự thật về Pegatron định đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam

Pegatron – một trong 5 đối tác sản xuất linh kiện của Apple, Microsoft, Sony dự định rót 1 tỷ USD vào 3 dự án tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). Doanh thu của Tập đoàn này trong 5 năm gần đây lên tới hàng nghìn tỷ USD nhưng mang về chỉ vài chục tỷ USD thu nhập ròng mỗi năm.

Pegatron – một trong 5 đối tác sản xuất linh kiện của Apple, Microsoft, Sony dự định rót 1 tỷ USD
vào 3 dự án tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).

Tập đoàn Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo… đã bắt đầu hiện thực hóa kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Theo dự kiến, khoản đầu tư của Tập đoàn này sẽ lên tới 1 tỷ USD.

“Né” thương chiến Mỹ – Trung, “đại bàng” Pegatron đầu tư tỷ USD vào Việt Nam

Cụ thể, Pegatron đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khoản vốn đầu tiên của mình tại Hải Phòng vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, dự án đầu tiên này chỉ có tổng vốn đầu tư khoảng 19 triệu USD. Hiện nay, Pegatron đang bắt đầu làm thủ tục đầu tư cho dự án thứ hai, với tổng vốn đầu tư khoảng 481 triệu USD.

Dự án dự kiến được xây dựng tại KCN Nam Đình Vũ (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải) để sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch).

Khi đi vào hoạt động, dự án này có thể tạo việc làm cho 22.500 lao động trực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách khoảng 100 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của dự án sẽ cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo, Apple.

Theo kế hoạch, sau dự án thứ hai, Pegatron tiếp tục đầu tư dự án thứ ba, với quy mô 500 triệu USD, vào thời điểm 2025 – 2026. Đáng nói hơn, Pegatron còn có ý định đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Tập đoàn từ Trung Quốc về Việt Nam vào thời điểm phù hợp, dự kiến là cùng thời điểm triển khai Pegatron 3.

Pegatron trên thực tế đã bắt đầu lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc từ cuối năm 2019, để “né” thương chiến Mỹ – Trung, cũng như để tránh nguy cơ mất hàng tỷ USD doanh thu trong vụ kiện bằng sáng chế với Qualcomm. Kể từ đó tới nay, rất nhiều thông tin liên quan đến việc Pegatron đầu tư các nhà máy mới ở Indonesia, ở Ấn Độ, với quy mô cũng lên tới cả tỷ USD.

Việc Pegatron dự kiến đổ tỷ USD vào Việt Nam, theo nhìn nhận của giới phân tích là do nước ta được coi là một điểm đến tiềm năng khi nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực, một cửa ngõ quan trọng nối liền với các nước ASEAN và thế giới bằng hệ thống đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang có một nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chất lượng cao. Với bản chất cần cù, thông minh và sáng tạo, thế hệ trẻ Việt Nam đang là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển dất nước. Đó cũng là yếu tố cơ bản để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam.

Một lý do khác có thể khiến Pegatron ưu tiên lựa chọn Việt Nam bởi sự cởi mở của nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia và khu vực. Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Cộng đồng kinh tế ASEAN, CPTPP…

“Đo” sức khỏe tài chính của Tập đoàn Pegatron

Đề xuất đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào Việt Nam, Pegatron từng được biết đến là nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn thứ hai ở Đài Loan, sau Hon Hai Precision Industry, hay còn được biết đến với tên Foxconn Technology Group. Công ty có dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm bo mạch chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, hệ thống không dây, máy chơi game và TV. Theo danh mục, khoảng 60% doanh số đến từ điện thoại thông minh và các thiết bị liên lạc khác.

Hiện tập đoàn Pegatron cũng là một nhà cung ứng linh kiện, sản phẩm điện tử hàng đầu cho các ông lớn về công nghệ trên thế giới như Microsoft, Apple, Sony…

Theo Asia.nikkei, năm 2019, doanh thu của Pegatron đạt 1.366 tỷ USD. Tuy nhiên, thu nhập trước thuế và thu nhập ròng chỉ đạt lần lượt là 25,4 tỷ USD và 19,3 tỷ USD (chiếm 1,4% doanh thu).

Nhìn lại giai đoạn 5 năm trở lại đây (từ năm 2015 – 2019), doanh thu của Pegatron luôn trụ vững trên 1.150 tỷ USD. Tuy nhiên, so với năm 2015, doanh thu của Pegatron chỉ tăng trưởng gần 13%. Như vậy, doanh thu tăng trưởng bình quân trên 3%/năm.

Ngược lại, Pegatron lại “cài số lùi” cho thu nhập hoạt động. Từ mức 39,8 tỷ USD năm 2015, thu nhập hoạt động của Tập đoàn này giảm dần xuống 32,5 tỷ USD (năm 2016), giảm sốc xuống chỉ còn 11,9 tỷ USD vào cuối năm 2018 và trong năm 2019, thu nhập hoạt động của Pegatron cải thiện về mức 16,9 tỷ USD.

Nếu so với năm 2015, thu nhập hoạt động của tập đoàn đề xuất đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam này đã “bốc hơi” quá nửa. Đồng thời, thu nhập ròng cũng giảm từ mức 23,8 tỷ USD (2015) xuống còn 19,3 tỷ USD vào năm 2019.

Tính đến tháng 12/2019, tổng tài sản của Pegatron trên 570 tỷ USD. Tổng nợ phải trả chiếm 66% tổng tài sản, đạt 377 tỷ USD. Tổng nợ phải trả giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn gấp 2,3 lần so với tổng vốn chủ sở hữu của tập đoàn tại cùng thời điểm.

Dòng tiền hoạt động của Pegatron từng ghi nhận mức âm tới 23 tỷ USD trong năm 2018. Năm 2019, dòng tiền hoạt động đã dương trở lại, ở mức 77 tỷ USD.

RELATED ARTICLES

Tin mới