Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ hữu nghị Việt – Trung đang ở đâu ?

Quan hệ hữu nghị Việt – Trung đang ở đâu ?

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc rất phức tạp và thường xuyên gặp rắc rối. Mặc dù có các tuyên bố ngoại giao ca ngợi sự đoàn kết về ý thức hệ và sự tương đồng trong hệ thống chính quyền, nhưng “thiện chí” này thường bị can thiệp bằng các tranh chấp lãnh thổ trên biển, lo ngại an ninh, kinh tế và căng thẳng địa chính trị.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm “phân tâm” các nhà lãnh đạo quốc tế do phải đối mặt với vấn đề suy thoái kinh tế. Hoa Kỳ đang phải tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, Nhật Bản có sự chuyển đổi lãnh đạo từ thủ tướng lâu năm Shinzo Abe sang Yoshihide Suga. Úc, Ấn Độ và thậm chí cả EU cũng đang bận tâm với các chương trình nghị sự ngoại giao của riêng họ, ví dụ như tranh chấp biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.

Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề của riêng mình, trong đó vấn đề lớn nhất có lẽ là căng thẳng Việt-Trung.

Tình đồng chí mong manh

Việt Nam và Trung Quốc có một lịch sử ngoại giao đã trải qua hàng thiên niên kỷ. Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao chính thức của 2 chế độ chính trị này. Hai bên chính thức hóa quan hệ láng giềng theo nguyên tắc “quan hệ hữu nghị Việt-Trung vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.

Nhưng bất chấp những lễ kỷ niệm được dàn dựng để xây dựng hình ảnh thiện chí ngoại giao, tất cả đều không ổn giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Năm 2020, căng thẳng hai bên đã gia tăng, tình bạn thân thiết yếu đi và ý thức cạnh tranh ngày càng tăng.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên hình ảnh láng giềng mà hai bên tìm cách xây dựng đứng trước thách thức. Mặc dù trải qua nhiều chu kỳ xấu đi và sau đó là quá trình tái chuẩn hóa, thời điểm hiện tại, quan hệ Trung-Việt được cho là rơi vào một trong những thời điểm thấp nhất kể từ những năm 1980.

Tháng 4/2020, Trung Quốc đã tạo ra hai khu hành chính mới trên các phần của Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả những nơi mà công dân Việt Nam đã sinh sống trong nhiều thập kỷ.

Cả hai khu vực Tây Sa trên quần đảo Hoàng Sa và khu vực Nam Sa trên quần đảo Trường Sa sẽ do chính quyền Tam Sa quản lý, một thành phố nhỏ được xây dựng trên đảo Phú Lâm và bãi đá Chữ Thập được coi là một phần hành chính của tỉnh Hải Nam Trung Quốc. Hà Nội ngay lập tức phản đối khi coi đây là hành động khiêu khích ngoại giao và vi phạm các quyền chủ quyền của Việt Nam.

Khi Biển Đông ‘dậy sóng’

Biển Đông là lợi ích cốt lõi của cả Việt Nam và Trung Quốc. Đường bờ biển của Việt Nam giáp Biển Đông dài hơn 3.000 km. Trung Quốc cũng coi việc kiểm soát các vùng biển này có tầm quan trọng chiến lược cao.

Từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc càng trở nên hiếu chiến, theo đuổi các hoạt động cải tạo mở rộng, quân sự hóa các vùng biển lân cận mà nước này kiểm soát, và tăng cường các hoạt động cưỡng chế xung quanh biển và các vùng nước xung quanh.
Hơn nữa, nhiều quốc gia khác xem vị trí của Hà Nội là quan trọng để chống lại chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc. Các hành động gây hấn và khiêu khích gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông khiến Hà Nội đặt câu hỏi về mức độ cam kết của chính phủ Trung Quốc đối với mục tiêu chung là “giải quyết những tranh chấp này một cách hòa bình và công bằng”.

Để giảm thiểu sự chênh lệch quyền lực so với nước láng giềng khổng lồ, Việt Nam đã cố gắng bảo vệ chủ quyền của mình đồng thời hợp tác với Trung Quốc trên tinh thần “vừa hợp tác vừa đấu tranh”.

Hà Nội và Bắc Kinh đã tạo ra các kênh liên lạc mới bao gồm đàm phán giữa các bên, đối thoại tập trung vào quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp để xử lý các tình huống khẩn cấp ở Biển Đông. Trên thực tế, Việt Nam đã nhận được nhiều lời khen ngợi về khả năng “ngăn chặn” thành công các tranh chấp trên biển với Trung Quốc và hợp tác trên các mặt khác, bao gồm phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục và thậm chí cả đối thoại chính trị.

Nhưng một bước ngoặt đặc biệt được tiết lộ vào giữa năm 2014. Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền (EEZ).

Nhiều tuần, tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc quấy rối dữ dội và có vẻ như đang trên đà bạo lực. Vụ việc đó được coi là lần đối đầu công khai gần nhất kể từ sau sự cố đẫm máu ở Gạc Ma năm 1988.

Để đối phó, chính phủ Việt Nam đã tham gia vào một chiến dịch truyền thông toàn cầu để nâng cao nhận thức quốc tế về sự hiếu chiến của Trung Quốc. Mặc dù cuối cùng CNOOC đã rút giàn khoan dầu trước thời gian dự kiến, việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thúc đẩy Hà Nội tìm kiếm những cách khác để giảm bớt sự mất cân bằng quyền lực giữa hai bên, bằng cách đa dạng hóa mạng lưới đối tác ngoại giao và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ lợi ích của mình.

Nó cũng là lời cảnh tỉnh và nhắc nhở về “tình đồng chí mong manh”, nhấn mạnh rằng quy mô và sức mạnh của Trung Quốc sẽ tạo lợi thế trên trường quốc tế hơn bất kỳ sự đoàn kết theo ý thức hệ nào.

Để xoa dịu sự việc, ông Tập đã đến thăm Hà Nội vào năm 2015. Bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc, mối quan hệ từ đó ngày càng xấu đi khi các hành động khiêu khích của Bắc Kinh tiếp tục và ngày càng gia tăng.

Đặc biệt là với việc Trung Quốc bác bỏ toàn diện phán quyết của tòa án độc lập về các tranh chấp lãnh thổ với Philippines ở Biển Đông vào mùa hè năm 2016, một dấu hiệu “đỏ” khác trong mối quan hệ Việt-Trung.

Trong vụ kiện của Philippines, tòa đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc ở Biển Đông trong đường chín đoạn, một quyết định mà Hà Nội nhiệt tình ủng hộ. Tòa án quyết định rằng không có bãi đá ngầm hoặc đảo san hô nào trong quần đảo Trường Sa có thể được coi là đảo một cách hợp pháp, một luận điểm đánh hạ một cách hữu hiệu các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm trên cơ sở đó.

Ngoài ra, Việt Nam đã phải hứng chịu sự cưỡng bức của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải trong những năm gần đây. Trong khi các bên tranh chấp khác như Brunei, Malaysia, và thậm chí cả Philippines đã hạ thấp các yêu sách của họ đối với Trung Quốc nhiều hơn, nhằm thu hút đầu tư và các lợi ích ngoại giao khác, Việt Nam vẫn là quốc gia “hăng hái nhất” theo đuổi và ủng hộ các yêu sách của mình và góp tiếng nói tích cực trong các cuộc đối thoại tranh chấp khu vực. Hà Nội đang đứng trước nguy cơ trở thành một pháo đài đơn độc chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.

Chính phủ Trung Quốc và truyền thông nhà nước thậm chí đã gán cho Việt Nam là “kẻ gây rối” và rằng Hà Nội đang hành động thiếu thiện chí khi làm suy yếu việc giải quyết tranh chấp và những tiến bộ trong các cuộc đàm phán về bộ quy tắc Trung Quốc-ASEAN đề xuất ứng xử trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Hà Nội lo ngại rằng kết quả có thể là một cái vỏ rỗng chứ không phải là một cơ chế có ý nghĩa để giải quyết tranh chấp, khi cái mà Bắc Kinh gọi là “tiến bộ ngoại giao” này không đồng thời với việc thu nhỏ các hành động khiêu khích trên thực tế. Hơn nữa, bất chấp phán quyết của tòa án năm 2016, Bắc Kinh vẫn yêu sách chủ quyền của mình dựa trên đường chín đoạn và vẫn cáo buộc Việt Nam xâm phạm vùng biển của mình.

Kêu gọi hậu thuẫn, nhưng Việt Nam có thể bị ‘đối tác’ quan trọng Hoa Kỳ phạt vì thao túng tiền tệ

Việt Nam đã nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ ngoại giao và quan hệ đối tác với các cường quốc quan trọng, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Úc và Ấn Độ. Các cường quốc này đã cải thiện hợp tác an ninh, đặc biệt chú ý đến các vấn đề hàng hải.

Nhưng, điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ và Việt Nam là đối tác “toàn diện”. Sự mất cân bằng thương mại của Việt-Mỹ vẫn là một “cái gai” đối với chính quyền tổng thống Trump và ông dường như coi Hà Nội cũng là một phần của vấn đề giống như Bắc Kinh.

Ông gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng [thương mại] tồi tệ nhất trong tất cả các nước” và từng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ bị nhắm tới với thuế quan sau Trung Quốc. Vào tháng 8/2020, Bộ Thương mại và Tài chính Hoa Kỳ kết luận rằng, Việt Nam đã thao túng tiền tệ của mình trong ít nhất một vụ thương mại liên quan đến xuất khẩu lốp xe.

Chính phủ Mỹ có kế hoạch điều tra Việt Nam về thao túng tiền tệ với cáo buộc có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt thương mại lớn, Bloomberg đưa tin ngày 30/9. Các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Dù vậy, theo một cuộc thăm dò năm 2020 do Viện Yusof-Ishak có trụ sở tại Singapore thực hiện; 52,6% người Việt Nam được hỏi tin tưởng vào vai trò an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực trong khi điểm trung bình ở Đông Nam Á là 34,9%.

Với một giả định buộc phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia trong khu vực có nhiều khả năng chọn Hoa Kỳ nhất (85,5%), trong khi điểm trung bình của toàn khu vực là 53,6%.
4/Việt Nam vẫn đang ‘theo bước’ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 7/2020 đã nhiều lần chỉ trích hành vi của Bắc Kinh đối với Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời thừa nhận quyền hợp pháp của Hà Nội trong việc sử dụng tài nguyên trong vùng đặc quyền của mình. Đây là một bước rất quan trọng đối với Việt Nam.

Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam còn chia sẻ việc thiếu tin tưởng vào các công nghệ viễn thông do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là mạng 5G của các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE cung cấp. Ngày càng nhiều quốc gia đang xem xét ban hành lệnh cấm Huawei tương tự như Hoa Kỳ, theo cách công khai hoặc ẩn ý.

Việt Nam chưa chính thức cấm Huawei, nhưng là một trong hai quốc gia Đông Nam Á (bên cạnh Singapore) tránh đưa công nghệ của công ty Trung Quốc vào mạng 5G do các vấn đề bảo mật. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng mạng 5G của riêng mình.

Viettel, một công ty viễn thông trong nước thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam, đã hợp tác với Ericsson để tạo ra công nghệ 5G “cây nhà lá vườn”, đã thử nghiệm đầu tiên tại Hà Nội vào đầu năm 2020. Công nghệ này hiện đang được thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh và kế hoạch này sẽ được triển khai vào năm 2021.

Nếu dự án thành công, các quốc gia khác có thể bắt chước, do Viettel đã đầu tư vào lĩnh vực viễn thông ở Myanmar, Lào và Campuchia. Trước đấy, Viettel và Mobifone đã hợp tác phát triển và xây dựng mạng 4G với Nokia và Ericsson, mặc dù các công ty viễn thông Trung Quốc bao gồm ZTE đã giúp phát triển mạng 3G nội địa của Việt Nam. Như vậy, đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “chia tay” Trung Quốc về an ninh mạng viễn thông.

Là một đất nước có tiềm năng kỹ thuật số cao do có nhân khẩu học trẻ và năng động, Việt Nam đặt 5G và các kế hoạch số hóa quốc gia làm bàn đạp để trở thành người chơi trong các lĩnh vực cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngoài 5G, bao gồm thương mại điện tử và hệ thống thanh toán trực tuyến.

Đây không chỉ là vấn đề của lợi ích tư nhân và thương mại mà còn là vấn đề an ninh quốc gia quan trọng, để tránh việc các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Baidu xâm nhập vào Việt Nam trên các mặt trận công nghệ khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới