Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ Mỹ- Trung và cái “đòn bẩy” Đài Loan

Quan hệ Mỹ- Trung và cái “đòn bẩy” Đài Loan

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ- Trung ngày càng căng thẳng, Đài Loan được xem là cái “đòn bẩy”. Hiện tại Bắc Kinh đang gia tăng áp lực quân sự lên xứ Đài. Còn Đài Loan đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ để tăng cường sức mạnh  phòng thủ.

Vừa qua, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đã trích một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về việc tăng cường hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Khi quân đội Trung Quốc càng mạnh lên thì sẽ dẫn đến hệ lụy tất yếu là làm suy yếu khả năng tăng cường phòng thủ của hòn đảo bấy lâu là cái gai trong mắt Đại lục.

Chính quyền Đài Loan luôn tìm mọi cách để kéo Mỹ vào cuộc, xem xét môi trường hoạt động, đặc điểm địa lý của eo biển Đài Loan và hỗ trợ nước này về vũ khí cũng như các thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến. Đó là yêu cầu rất quan trọng giúp Đài Loan đủ khả năng tự vệ trước Bắc Kinh, không những thế còn giúp cho việc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trong khu vực và bảo vệ lợi ích của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thời gian qua, quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Loan ngày càng xấu đi. Sức ép quân sự mà Trung Quốc Đại lục đặt lên hòn đảo này ngày càng lớn. Nhiều tốp máy bay chiến đấu của Đại lục đã ngang nhiên hoạt động trong khu vực vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Không còn cách nào khác, không quân Đài Loan buộc ứng phó. Các máy bay chiến đấu của Đài Loan đã đáp trả không quân PLA hơn 4.100 lần trong năm 2020, trong khi đó, năm 2019 chỉ là 1.798 lần. Điều này hết sức tốn kém cả về nhân lực và ngân sách quốc phòng. Ngân sách phòng vệ năm 2020 là 11.38 tỷ USD, tăng 347 triệu USD (tương đương 3,2%) so với năm 2019. Con số này dự báo sẽ tăng 4,4% lên 11.89 tỷ USD vào năm 2021.

Lực lượng hải quân Trung Quốc cũng cử tàu tham chiến và tàu giám sát đi qua eo biển Đài Loan hoặc vượt qua đường trung tuyến 7.531 lần từ đầu năm 2020 đến nay. (năm 2019 là 5.927 lần).  Những dẫn chứng này cho thấy, tình hình an ninh của Đài Loan ngày càng căng thẳng gấp bội. Hòn đảo này cần tăng cường vũ khí, khí tài  cho các chiến lược phòng vệ hơn bao giờ hết.

Hồi tháng 6 vừa qua, Thủy quân lục chiến của Đài Loan đã phải  triển khai binh sĩ tới quần đảo Đông Sa, sẵn sàng chiến đấu, khi có tin Trung Quốc đại lục sẽ tập trận trong khu vực. Đông Sa nằm ở phía đông bắc Biển Đông, có vai trò chiến lược đối với tham vọng mở rộng hoạt động của Bắc Kinh, bởi quần đảo này án ngữ tuyến di chuyển của hải quân Trung Quốc đóng tại đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương. Đài Loan đã triển khai một lực lượng cảnh sát biển đồn trú để kiểm soát Đông Sa. Trung Quốc đại lục chả khác gì “cha tranh phần con”, cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.Trước bối cảnh gia tăng quân sự căng thẳng, hợp tác quân sự giữa Đài Loan- Mỹ không chỉ có vũ khí và thiết bị hữu hình, mà còn có nhiều hoạt động quân sự khác rất đa dạng. Đó là hợp tác về đào tạo, các quy trình hoạt động, đánh giá năng lực, chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác vũ trang.

Trên bàn cờ chính trị, vị thế Đài Loan rất quan trọng. Đối với Hoa Kỳ, khi công nhận Bắc Kinh, Washington buộc phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Không chỉ có nước lớn, các nước khác khi bang giao với Trung Quốc cũng phải ngừng công nhận Đài Bắc.

Bù lại, Hoa Kỳ đã tìm cách tiếp cho xứ Đài bầu sữa của mình, thể hiện rõ nhất là giúp Đài Loan phương tiện quân sự đủ mạnh để đối phó khi Hoa Lục bất ngờ tấn công. Tổng thống Mỹ Donal Trump từng ghi trên Twitter: “Chúng ta đã bán cho Đài Loan hàng tỷ USD vũ khí thì vì lý do gì tôi không có quyền điện đàm với vị tổng thống được bầu một cách dân chủ của Trung Hoa Dân Quốc” .

Quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Đài là mối quan hệ rất đặc biệt. Bắc Kinh buộc phải chấp nhận thực tế đó, nhưng thường xuyên lên tiếng phản đối. Còn Hoa Kỳ lại tỏ ra muốn xét lại mối quan hệ tay ba này. Đài Loan trở thành cái “đòn bẩy” là vì thế. Hai đối thủ đều muốn hất tung nhau và đều phải lợi dụng cái “đòn bẩy” này.

Trong bối cảnh hồ sơ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên không có dấu hiệu tiến triển rõ nét, chiếc “đòn bẩy” Đài Loan sẽ rất có lợi cho Washington. Mấy ông mắt xanh mũi lõ vốn rất thực dụng sẽ dễ dàng gây áp lực với mấy ông Tàu khựa. Họ sẽ cùng lúc sử dụng nhiều đòn bẩy khác về kinh tế, thương mại.

Thành ra Đài Loan trở thành “Ngư ông đắc lợi”. Bé người mà  cả tiếng. Hai đối thủ Mỹ- Trung luôn cần đến cái “đòn bẩy” ấy mà mặc cả. Chỉ tội cho nhà cầm quyền Trung Nam Hải. Đài Loan chẳng khác gì cái gân gà, nuốt không trôi, mà nhả ra cũng chả xong.

RELATED ARTICLES

Tin mới