Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBài học nào cho TQ

Bài học nào cho TQ

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những đế quốc từng làm mưa làm gió, muốn các nước thành chư hầu, thành thuộc địa nhưng cuối cùng để phải chịu thất bại thảm hại.

Đế quốc La Mã làm mưa làm gió ở Châu Âu và Châu Phi, nhưng cuối cùng đã phải tan rã.

Vó ngựa quân Mông Cổ đã dầy xéo các nước Châu Á, nhiều nước Châu Âu. Giặc “Thát” (Mông Cổ) là nỗi kinh hoàng hàng thế kỷ với nhân dân nhiều nước. Nhưng, vó ngựa Mông Cổ đã phải bất lực, chịu thất bại trước ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam. Mông Cổ không những bị thất bại mà lãnh thổ quốc gia còn bị thu hẹp.

Napoleon đã bắt nhiều quốc gia phải khuất phục nước Pháp. Nhưng rồi, quân đội và gió rét của nước Nga đã chôn vùi đội quân tưởng chừng như bách chiến bách thắng của Napoleon.

Đến thế kỷ XX, Hitler đã biến nước Đức thành đế quốc hùng mạnh và xây dựng trục Phát xít Đức – Ý – Nhật. Ba nước phát xít đã gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều triệu người trên toàn thế giới đã phải chết trước họa diệt chủng của chủ nghĩa phát xít. Người do thái ở các nước Châu Âu bị giết hại dã man trong các trại tập trung. Hai mươi triệu người Nga đã phải hy sinh khi kiên quyết chống lại cuộc chiến tranh do phát xít Đức gây ra.

Ở Châu Á, hàng triệu người đã phải chết trước cuộc xâm lăng của phát xít Nhật. Riêng ở Việt Nam, Phát xít Nhật đã gây ra nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết.

Trước họa phát xít các nước đã đoàn kết thành khối đồng minh chống phát xít, đứng đầu là Nga, Mỹ, Anh. Kết quả là các nước Đức- Ý- Nhật từng là cường quốc số một trước chiến tranh với nền công nghiệp phát triển rực rỡ trở thành những nước thất trận, nền kinh tế bị kiệt quệ. Nước Đức bị chia cắt thành hai miền Đông- Tây. Nước Nhật bị tàn phá cả về kinh tế lẫn quân sự. Nước Ý sau nhiều năm vẫn không thể phục hồi.

Sau chiến tranh cả Đức và Nhật đã rút ra bài học, không đầu tư nhiều vào quân sự mà tập trung xây dựng hòa bình, cuối cùng đã trở thành những cường quốc về kinh tế. Nước Đức trở thành nước công nghiệp số một Châu Âu, nước Nhật trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.

Trung Quốc sau khi Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo từ năm 1949 cũng đã trải qua nhiều biến cố. Sau khi gây hấn về biên giới với nhiều nước và các chính sách sai lầm về kinh tế và cách mạng văn hóa làm hàng chục triệu người phải chết, kinh tế tụt hậu thì Bắc Kinh đã phải thay đổi chiến lược phát triển. Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng công cuộc cải cách mở cửa, làm thân với các nước để tiếp nhận nguồn vốn và hoa học, công nghệ để xây dựng đất nước. Đặng Tiểu Bình chủ trương bằng mọi giá để xây dựng kinh tế với khẩu hiệu “mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột” và “ẩn mình chờ thời” không gây hấn với các nước lớn. Chính nhờ chiến lược này mà kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, nhanh chóng trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.

Nhưng, Tập Cận Bình đã không tiếp nối được chiến lược phát triển ấy mà vội mà gây hấn với nhiều nước. Gây hấn trong quan hệ kinh tế với các nước lớn, gây hấn về lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực. Tập Cận Bình đã không rút ra bài học của các đế quốc trước đây, muốn Trung Quốc trở thành đế quốc số một thế giới với tư tưởng bắt các nước thần phục, phụ thuộc Trung Quốc bằng cả thế mạnh kinh tế lẫn quân sự.

Nếu nhân dân và các lực lượng tiến bộ trong đất nước Trung Quốc không sớm đoàn kết, ngăn chặn tư tưởng phát xít mới của Tập Cận Bình thì Trung Quốc chắc chắn sẽ đi vào vết xe đổ của các nước phát xít trước đây và sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu, tan rã trước sức mạnh của các nước đứng đầu là Mỹ- Nhật- Úc- Anh- Pháp- Đức đang đoàn kết chống lại Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới