Saturday, October 5, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông và “lá bài tên lửa” của Nga

Biển Đông và “lá bài tên lửa” của Nga

Dựa trên sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ trong chương trình không gian mang tên BrahMos, tên lửa BrahMos là viết tắt của tên hai con sông là: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Một thông tin mới đây khiến luận chú ý: BrahMos có thể được Nga bán cho Philippines.

Tên lửa BrahMos sắp được Nga bán cho Philippines

Từ năm 2004 loại tên lửa BrahMos đã qua rất nhiều cuộc thử nghiệm khắt khe, kể cả việc phóng thử trong sa mạc Pokhran của Ấn Độ. Mẫu cơ bản của tên lửa BrahMos dài 9 m, nặng 3 tấn, có tầm bắn 300 km, tốc độ 3.700 km/h. Đây là một trong những tên lửa diệt hạm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có thể phóng từ tàu mặt nước, tiêm kích Su-30 và các hệ thống tên lửa bờ. Loại tên lửa tối tân này đã được quân đội Ấn Độ biên chế như một loại tên lửa đất đối hạm.

Tới năm 2014, BrahMos tiếp tục được phát triển, hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh răn đe của quân đội Ấn Độ, nhất là với lực lượng hải quân, trong bối cảnh phức tạp của tình hình chính trị thế giới. Công ty Keltec thuộc sở hữu của nhà nước Ấn Độ đã được chuyển quyền sở hữu cho tổng công ty BrahMos vào năm 2008. Đổi lại, hơn 300 triệu USD được BrahMos đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sản xuất các linh kiện và lắp đặc các hệ thống của tên lửa, góp phần đẩy nhanh yêu cầu nâng cao sức mạnh phòng vệ quốc gia.

Uy lực của BrahMos khiến nhiều quốc gia quan tâm và muốn được sở hữu trong kho vũ khí. Thậm chí, có quốc gia châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ còn muốn chi nhiều tiền hơn để mua công nghệ sản xuất loại tên lửa này. Được biết, từ cuối năm ngoái, một quan chức quốc phòng Ấn Độ giấu tên, từng cho biết: Philippines đang đàm phán với Ấn Độ về điều khoản mua hàng nhằm ký hợp đồng mua tên lửa diệt hạm BrahMos vào năm sau. Tuy nhiên, uy lực của loại tên lửa thượng hạng khiến Ấn Độ đặc biệt thận trọng, luôn dền dứ, không vội gật đầu vì tối mắt trước núi tiền của các vị khách sộp, trong đó có Philippines.

Điều này không khó hiểu. Sức mạnh quốc phòng không thể không phụ thuộc vào vũ khí. Ai độc quyền sở hữu một loại vũ khí mạnh có thể thay đổi cán cân quyền lực và thế thượng phong trong cuộc chơi. Bán hoặc chuyển giao công nghệ là có thể, nhưng không được quên điều sơ đẳng: không bán nó cho đối thủ trực tiếp hoặc đang cạnh tranh, nếu không muốn tự làm yếu mình.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của Ấn Độ. Một khi BrahMos là sản phẩm hợp tác của Ấn Độ với Nga, chuyện xuất, nhập khẩu, thương mại hóa nó vẫn là có thể, nếu như Nga thấy cần thiết. Và điều đó đã xảy ra: giữa tháng 11/2020, phó đại sứ Nga tại Ấn Độ, ông Roman Babushkin đã thông tin: Nga dự định bán cho BrahMos cho Philippines.

Ấn Độ hẳn thở phào: Ai chứ Philippines thì được. Bởi so với Ấn Độ kềnh càng, quốc gia Đông Nam Á bé nhỏ, lại cũng không vướng víu gì nhau chuyện lợi ích, ngoài quan hệ thương mại, cho tới nay, cơ bản vẫn trên nguyên tắc hai bên cùng thắng.

Vấn đề dư luận quan tâm Moskova muốn gì trong thương vụ vũ khí này?

Câu hỏi có thể khó với nhiều người, nhưng với giới chuyên gia quốc tế thì không. Họ đủ nhạy bén để hiểu, thêm một lần nữa, Nga tung con bài “ngoại giao quân sự”. Nghĩa là, thông qua xuất khẩu vũ khí, hoặc xuất khẩu công nghệ chế tạo vũ khí để nhằm các mục đích chính trị và kinh tế. Đương nhiên, vũ khí trong trường hợp này phải là của độc, hàng hiếm, nhiều nước đang khát. BrahMos tất nhiên là “hàng độc” rồi.

Liên quan sự việc này, dư luận nhận định động thái của Nga xuất phát từ hai lý do.

Thứ nhất, Philippines quá thèm muốn BrahMos. Là bởi, dù “chơi” với Bắc Kinh, nhưng Manila thừa biết, “ông anh” kẻ cả này luôn lá mặt, lá trái. Với tham vọng nuốt trọn Biển Đông, chẳng gì Bắc Kinh không thể không làm. Vậy nên, tốt nhất, “quân tử phòng thân”: dẫu chưa giàu có, cũng phải có tên lửa mạnh cỡ BrahMos để nếu có định làm càn, gã kia cũng phải dè chừng. Trong bối cảnh đó Nga chẳng dại gì không bán BrahMos – thứ ‘đồ nhà”- cho Philippines để thu được mớ tiền lớn từng bỏ ra nghiên cứu, phát triển.

Thứ hai, với động thái bán tên lửa cho Philippines, Nga cũng đồng thời ngầm bắn thông điệp của tới Trung Quốc. Trong thực tế, Nga chưa từng công khai hay thể hiện ý định cương quyết “kiềm chế” Bắc Kinh như Mỹ hay Ấn Độ. Nhưng với tư cách là một cường quốc, chẳng dại gì mà Nga lại coi Biển Đông chỉ là cuộc chơi của Trung Quốc, Mỹ và các nước ASEAN. Vậy nên, cùng với việc muốn mặn mà hơn với Trung Quốc trong các mặt quan hệ, kiềm chế một Trung Quốc đang say máu và hung hăng trên Biển Đông là điều Nga không thể loại trừ và muốn làm.

Chỉ có điều, cái khéo của bài “ngoại giao quân sự” nhằm vào Trung Quốc là Nga thực hiện thông qua một nước thứ ba, qua thương vụ tên lửa với Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới