Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiẤn Độ tính "lấy đập trị đập" với TQ

Ấn Độ tính “lấy đập trị đập” với TQ

Ấn Độ đang cân nhắc xây đập thủy điện tại một bang phía đông nước này sau khi có thông tin Trung Quốc sẽ xây các đập trên sông Yarlung Tsangpo (Ấn Độ gọi là Brahmaputra).

Một công trình đập thủy điện của Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo Reuters, sông Brahmaputra là con sông chảy từ Tây Tạng, Trung Quốc vào bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ rồi tới Assam của Bangladesh. Chính quyền Ấn Độ lo ngại rằng các dự án xây đập của Trung Quốc có thể gây ra lũ quét trên sông hoặc tình trạng cạn nước. Do đó, phía Ấn Độ đang cân nhắc xây công trình thủy điện 10GW trên con sông này để nhằm đối phó với động thái từ Trung Quốc.

“Vấn đề cần thiết hiện nay là có một con đập lớn ở Arunachal Pradesh để loại trừ ảnh hưởng tiêu cực từ các dự án xây đập tại Trung Quốc. Chúng tôi đưa ra đề xuất từ sự cân nhắc ở cấp cao nhất của chính phủ”, quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài nguyên nước Ấn Độ T.S.Mehra cho hay.

Ông Mehra nhấn mạnh kế hoạch của Ấn Độ là tạo ra một khu vực trữ nước lớn để bù đắp lại tác động của các đập Trung Quốc với dòng chảy.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã leo thang sau vụ đụng độ quân sự gây chết người tại Lakdah, tây Himalaya hồi giữa năm nay. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng việc hai bên xây đập trên sông Brahmaputra có thể làm bùng phát thêm căng thẳng mới khi các dự án đập của Trung Quốc đang tiến tới gần biên giới với Ấn Độ.

Hồi đầu tuần, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này có thể nâng công suất thủy điện lên 60 GW tại một đoạn sông Brahmaputra.

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (PCCC) Yan Zhiyong nhận định rằng đây có thể là “cơ hội lịch sử”.

“Một cách chính thức, chúng tôi nói với họ (Trung Quốc) rằng bất cứ dự án nào họ thực hiện, họ không nên gây ra tác động tới tới Ấn Độ. Họ đã cam kết với chúng tôi, nhưng chúng tôi không rõ cam kết của họ kéo dài được trong bao lâu”, ông Mehra nói.

Theo Reuters, các dự án thủy điện trên các sông lớn ở châu Á đã trở thành nguồn gốc căng thẳng tại khu vực trong những năm gần đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới