Friday, May 10, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Bộ tam” chỉ trích ai?

“Bộ tam” chỉ trích ai?

Trung Quốc không thể không hậm hực về cách nói bóng gió của “bộ tam” lãnh đạo là các ông Scott John Morriso, Charles Michel và bà Ursula von der Leyen. Sự bóng gió đó thể hiện trong thông báo báo chí của một hội nghị gần đây.

Hải quân Australia hiện diện trên Biển Đông 2020

 Hội nghị tổ chức ngày 26/11, theo hình thức trực tuyến, giữa Thủ tướng Australia, ông Scott John Morriso, với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông  Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen. Trung Quốc có lý do để hậm hực: Chủ đề là đại dịch Covid-19. Nội dung là bàn, khẳng định lại quyết tâm hợp tác chống đại dịch Covid-19 gắn với cam kết “đảm bảo phổ quát, bình đẳng và tiếp cận sớm với vaccine ngừa Covid-19 an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng” – quá đúng và trúng thời điểm này. Vậy mà khi kết thúc, vào cuối ngày, trong thông cáo báo chí chung do Văn phòng Thủ tướng Australia phát ra, ngoài thông tin về các vấn đề liên quan đại dịch Covid-19, bỗng có cả nội dung về vấn đề Biển Đông.

Chỉ có thể giải thích: Chương trình hội nghị đã được mở rộng. Lý do có thể là: mùa dịch giã, con vi rút Sars-CoV-2 đang quần cho cả thế giới tơi tả, đấu mối tổ chức được một hội nghị ba bên quan trọng là công phu lắm lắm, nên nhân thể, “bộ tam” này mới cùng đồng tình “bàn” thêm vấn đề Biển Đông – một vùng biển nóng liên tục nhiều năm nay, cũng là một tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới với giá trị hàng hóa lên tới 5000 tỷ USD/năm, khiến cộng đồng quốc tế không thể không quan tâm.

Thì đành vậy, bàn cứ bàn. Nhưng Trung Quốc không thể không hậm hực về cách nói bóng gió của “bộ tam” lãnh đạo là các ông Scott John Morriso, Charles Michel và bà Ursula von der Leyen. Cái sự bóng gió đó thể hiện trong thông báo báo chí, rằng: “Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác để thúc đẩy những lợi ích chung về an ninh và thịnh vượng ở Châu Á và Thái Bình Dương, đồng thời mở rộng ra cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương và gây bất ổn trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

Dù không nêu cụ thể, nhưng thủ phạm cái gọi là “các hành động đơn phương”, trong trường hợp này là ai, nếu không phải là Trung Quốc?

Đổ cho Việt Nam, Philippines, hay Malaysia “gây bất ổn” ư? Sao có thể tin được? Mấy quốc gia trên cùng có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, tuy nhiên, trong tương quan với gã khổng lồ Trung Quốc, nhóm này quá ư còi cọc, chỉ cầu được yên thân, yên ổn; cầu giữ được những cái đã và đang có; sức đâu mà vẫy vùng tới mức “gây bất ổn”?

Thực tế đã và đang phơi bày các hành động ngang ngược từ lâu, có hệ thống, ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngay cả khi Mỹ thể hiện quan điểm chính thức trong Tuyên bố ngày 13/7 bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc chẳng vì thế mà suy giảm. Ngược lại, như ăn miếng trả miếng với Washington, Bắc Kinh liên tục có các động thái quyết liệt, thực hiện các màn diễu võ, giương oai, phô trương các loại khí tài quân sự tối tân nhất, nhằm bắn tới Mỹ một thông điệp cứng rắn rằng: “đừng có đùa với lửa”. Thậm chí, gần đây, Bắc Kinh còn điều tàu chiến và máy bay vây một tàu khu trục của Mỹ khi tàu này đi qua vùng biển quốc tế, kèm theo đó, là cảnh báo qua lời một phát ngôn viên quân đội: “Chúng tôi hối thúc phía Mỹ ngừng ngay lập tức các hành động khiêu khích như vậy”.

Tháng 7 năm nay, Bắc Kinh cũng từng đã to tiếng cáo buộc Australia “theo đuôi Mỹ” khi nước này đệ trình công hàm lên Liên hiệp quốc chính thức phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc  ở Biển Đông. Kể từ đó, Trung Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhiều sản phẩm của Australia, trong đó có thịt bò và rượu vang.

Lần này, hậm hực với nội dung “chen vào” trong bản thông cáo báo chí nêu trên, rất có thể, quan hệ giữa Trung Quốc với quốc gia chuột túi, và cả với các nước châu Âu, sẽ có thêm những phức tạp, căng thẳng mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới