Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐiểm tinNăm 2020, các nước đoàn kết chống TQ

Năm 2020, các nước đoàn kết chống TQ

Năm 2020, cả thế giới bận rộn đối phó với dịch Covid-19, đặc biệt là các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc. Điều oái oăm là Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và do Trung Quốc không sớm công bố dịch nên thế giới phải lâm nạn, rồi chính Trung Quốc lại lợi dụng sự bận rộn của các nước để gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông.

Các cường quốc thế giới không còn quá háo hức ngồi lại và để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “dẫm chân” lên tất cả.

Năm 2020, cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) triển khai tàu hải cảnh gần như hàng ngày tại nhiều khu vực ở Biển Đông. Chỉ riêng ở khu vực bãi cạn Scarborough (Philippines gọi là bãi cạn Panatag) Trung Quốc đã dùng một tàu hải cảnh khống chế liên tục tới 287 ngày/ 366 ngày trong năm, ngăn cản các tàu đánh cá của ngư dân Philippines ở quanh khu vực. Trung Quốc cũng gia tăng các cuộc tập trận trên Biển Đông và các khu vực gần Biển Đông. Mỗi cuộc tập trận, Trung Quốc ngang nhiên cấm các tầu thuyền các nước đi vào khu vực tập trận. Điều đáng nói là khu vực tập trận trên đều không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Mặc dù bận đối phó với dịch Covid-19, nhưng trước những hành động ngang ngược gia tăng của Trung Quốc đã buộc các nước phải hành động. Không chỉ Mỹ mà Nhật, Úc, Anh, Pháp đã đưa tàu đến hoạt động ở khu vực Biển Đông. Tàu chiến của Mỹ thường đi sát 12 hải lý ở các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp.

Đặc biệt, năm 2020 là năm mà nhiều quốc gia cùng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện của Philippines về Biển Đông 12-7-2016.

Ngày 13-7-2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và chiến dịch bắt nạt các nước nhỏ hơn là “phi pháp”. Ông Pompeo khẳng định “Thế giới sẽ không để Trung Quốc biến Biển Đông thành đế chế hàng hải của mình”.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người được cho là luôn có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc, nhưng trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75, đã lên tiếng bác bỏ mọi âm mưu phá hoại phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế và kiên quyết bảo vệ chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Tháng 9 năm 2020, Pháp, Đức và Anh (còn gọi là nhóm E3) đã hưởng ứng nỗ lực gây sức ép của Mỹ, gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Công hàm của ba nước khẳng định công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là “khuôn khổ pháp lý” trên mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn, mà các nước phải tuân thủ.

Đến thời điểm hiện nay, gần mười quốc gia đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách đòi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Mỹ, Anh, Pháp…Việc nhiều nước đồng loạt nộp công hàm phản đối Trung Quốc trong năm 2020 cho thấy đã đến lúc các nước phải đoàn kết, đồng thuận trong giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông và ngăn chặn ngay những hoạt động phi pháp ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuối năm 2020, nhiều nước Châu Âu đã bắt đầu xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của riêng họ. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của Biển Đông, nơi diễn ra khảng 50% giao thương hàng hải của EU mỗi năm.

Giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là một cuộc chiến lâu dài, nhưng nếu các nước cùng đoàn kết chắc chắn sẽ ngăn chặn được tham vọng phi lý của Trung Quốc

RELATED ARTICLES

Tin mới