Tuesday, November 5, 2024
Trang chủHomeQuan điểm bảo vệ Vn của tướng Vịnh

Quan điểm bảo vệ Vn của tướng Vịnh

Chiều 7/1, tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2020.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt GGHB LHQ chủ trì, hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 15 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức và tham gia hoạt động GGHB LHQ giai đoạn 2012-2020; 1 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về tham gia hoạt động GGHB LHQ.

“Quyền lực mềm” bảo vệ Tổ quốc từ xa

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, lực lượng “mũ nồi xanh” của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiện vụ và đảm bảo an toàn tuyệt đối. LHQ, Phái bộ và bạn bè quốc tế tin tưởng, đánh giá cao Quân đội nhân dân Việt Nam về chuyên môn, tính kỷ luật, đoàn kết quốc tế và khả năng thích ứng với môi trường đa quốc gia, khí hậu khắc nghiệt, an ninh, bệnh dịch phức tạp. 100% sĩ quan cá nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác được LHQ đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó 33% hoàn thành xuất sắc…

Trong nhiệm kỳ của mình, BVDC2.1 của Việt Nam đã thực hiện 2.022 lượt bệnh nhân với 63 ca phẫu thuật (23 ca trung và đại phẫu).

Thay thế BVDC2.1 từ tháng 11/2019, đến nay, BVDC2.2 tiếp tục khẳng định và phát huy những thành công của BVDC2.1, với việc tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 1.400 bệnh nhân; là cơ sở bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe có uy tín cho hơn 2.200 nhân viên LHQ tại Bentiu, Nam Sudan.

Đặc biệt, với ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch COVID-19, BVDC2.2 của Việt Nam đã vượt qua toàn bộ các tiêu chí kiểm tra của LHQ về công tác phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe, điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19.

Từ đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: Đây là những kết quả thiết thực, được lượng hóa của lực lượng GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần vào việc hiện thực hóa kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã xác định và đang triển khai thực hiện.

Qua đó, góp phần khẳng định vị thế, uy tín, từng bước hình thành yếu tố “quyền lực mềm” trên trường quốc tế; chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi.

LHQ đánh giá cao, dư luận ủng hộ

Theo Cục GGHB Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2020, Việt Nam đã cử 179 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại các phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở LHQ, được LHQ đánh giá cao, dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ.

Năm 2020, 3 sĩ quan của Cục GGHB Việt Nam đã xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra của LHQ để trở thành nhân viên tại cơ quan hoạch định chính sách của LHQ tại New York, Hoa Kỳ và Sĩ quan điều phối hoạt động quân sự của Phái bộ GGHB LHQ và Quân đội Cộng hòa Trung Phi tại Cộng hòa Trung Phi.

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 53 sĩ quan triển khai theo hình thức cá nhân và 126 bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện dã chiến cấp 2 (BVDC2). Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả hai BVDC2 được Chỉ huy Phái bộ và LHQ đánh giá cao.

Hiện nay, BVDC2.2 cũng đang hoạt động rất hiệu quả và tiếp tục khẳng định được năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiêm cao, là chỗ dựa tin cậy về chăm sóc sức khỏe cho nhân viên LHQ tại địa bàn đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp.

Việt Nam cũng đang chuẩn bị Đội công binh gồm 295 người để sẵn sàng triển khai trong năm 2021.

Bên cạnh đó, LHQ còn đánh giá cao Việt Nam trong việc đáp ứng tỷ lệ nữ quân nhân theo Nghị quyết 1325 của LHQ về Phụ nữ, hòa bình và an ninh. 6 năm qua, Việt Nam đã cử 20 nữ quân nhân trong đội hình BVDC.2 và 4 sĩ quan nữ tham gia hoạt động GGHB LHQ theo hình thức cá nhân (cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do LHQ đưa ra).

Khẳng định uy tín, vị thế đất nước

Ngoài những con số ấn tượng trên, Việt Nam cũng để lại nhiều dấu ấn tích cực, nổi bật như xây dựng khuôn khổ pháp lý về tham gia hoạt động GGHB LHQ; công tác huấn luyện, đào tạo; hợp tác quốc tế; công tác quản lý, chỉ huy, chỉ đạo điều hành, tác chiến đối với lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ tại các Phái bộ…

Tháng 6/2018, Liên hợp quốc đã công nhận Cục GGHB Việt Nam là một trong bốn Trung tâm Huấn luyện quốc tế ở khu vực để triển khai huấn luyện theo Chương trình đối tác 3 bên. Trong ba năm (2018-2020), Việt Nam đã chủ trì 3 khoá huấn luyện cho nhiều sĩ quan quốc tế và trong nước về vận hành trang bị công binh hạng nặng.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng các nước Liên minh châu Âu – EU, tháng 8/2018, EU chính thức mời Việt Nam cử cán bộ tham gia đội giảng viên huấn luyện cơ động tại một số phái bộ huấn luyện GGHB của EU tại Trung Phi, Somalia, Mali hoặc tại một số nước châu Âu.

Tháng 12/2020, Bộ Quốc phòng Úc đã chính thức chấp nhận một Sĩ quan Cục GGHB Việt Nam làm giảng viên tại Trung tâm huấn luyện GGHB với nhiệm kỳ 2 năm.

Các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã thống nhất cử Việt Nam làm Chủ tịch Hiệp hội các Trung tâm GGHB khu vực châu Á – Thái Bình Dương (AAPTC) nhiệm kỳ 2020-2021 và dự kiến tổ chức Hội nghị tại Việt Nam năm 2021.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhận cương vị này kể từ khi chính thức tham gia vào hoạt động GGHB LHQ năm 2014…

RELATED ARTICLES

Tin mới