Thursday, January 9, 2025
Trang chủThâm cung bí sửSố phận cay đắng của Hạ Tử Trân

Số phận cay đắng của Hạ Tử Trân

Tháng 9 năm 1929, Mao Trạch Đông dẫn đội quân nông dân Hồ Nam lui về vùng núi biên giới Hồ Nam, Giang Tây, hợp nhất với đội tự vệ nông dân của chị em Hạ Tử Trân và Hạ Học Mẫn, cùng thành lập căn cứ địa núi Tĩnh Cương.

Hạ Tử Trân sinh năm 1910 tại Vĩnh Tân tỉnh Giang Tây. Cha là địa chủ nhỏ kiêm thương nhân nhưng có tinh thần cách mạng, vì thế cha của bà và ba người con trai và gái đều tham gia “Đội tự vệ nông dân” do Đảng cộng sản lãnh đạo. Hạ Tử Trân là cô gái xinh đẹp, hoạt bát, mọi người đều có cảm tình, mười sáu tuổi cô được kết nạp vào Đảng cộng sản. Mười bẩy tuổi (năm 1927) cô dẫn đầu những đảng viên Đảng Cộng sản huyện Vĩnh Tân vận động một số thổ hào tiến hành cuộc khởi nghĩa Vĩnh Tân, chiếm huyện lỵ trong một thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra sớm hơn cuộc bạo động thu thu của Mao ba tháng.

Khi Mao đưa đội quân nông dân Hồ Nam về phối hợp thành lập căn cứ địa ở núi Tĩnh Cương phải dựa vào những người cộng sản địa phương, đặc biệt là anh em Hạ Tử Trân. Chỉ sau ba ngày họp hành đàm đạo, Mao đã mê Hạ Tử Trân, còn Hạ Tử Trân cũng bị Mao trinh phục và họ đã ở với nhau trong đêm thứ ba. Ngay sau đó Mao đã tuyên bố với mọi người là Mao và Hạ Tử Trân “từ tình đồng chí chuyển thành tình vợ chồng”. Xuất phát từ tình yêu, Hạ Tử Trân cũng giống như Dương Khai Tuệ, trong cuộc sống đã chăm sóc Mao hết sức chu đáo, tận tình trong suốt mười năm sống với Mao từ năm 1927 đến mùa thu năm 1937. Trong mười năm đó Hạ Tử Trân đã sinh cho Mao sáu người con và tất cả đều yểu mệnh. Cũng trong mười năm đó Hồng quân Trung ương bị vây quét năm lần, cuối cùng buộc phải thực hiện cuộc tháo chạy hai vạn dặm mà lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc gọi là cuộc “Vạn lý trường chinh”.

Cuộc “Vạn lý trường chinh” bắt đầu từ năm 1934 đến năm 1936 thì tới Thiểm Bắc đầy gian khổ, phải băng qua núi tuyết, đồng cỏ và phía sau bị đối phương truy đuổi. Khi bắt đầu cuộc trường chinh, hồng quân có 34 vạn người, nhưng về đến Thiểm Bắc chỉ còn hai vạn.

Mặc dù cuộc sống trên đường trường chinh vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ bề, bệnh tật, đói rét nhưng Mao Trạch Đông vẫn làm cho Hạ Tử Trân mang thai ba lần, sinh đẻ ba lần. Khi đến Thiểm Bắc Hạ Tử Trân mới hai mươi bảy tuổi, từ cô gái béo tốt vậy mà lúc đó cô gầy gò bệnh tật, già nua, vàng vọt, không còn chút gì gọi là người đẹp Hồng quân khi xưa.

Mùa hè năm 1937, Mao chuyển đến Diên An, ở đây Mao đã để ý đến những cô gái trẻ đẹp khác, trong đó có Ngô Quang Huệ, lãnh đạo học sinh, sinh viên Bắc Kinh và một cô ký giả người Mỹ. Hạ Tử Trân đã buộc phải phản đối và ngăn cản thói ăn chơi của Mao. Cũng chính vì thế mà Mao đã bố trí cho Hạ Tử Trân đi chữa bệnh ở Thượng Hải. Nhưng Hạ Tử Trân biết rằng nếu đi Thượng Hải sẽ dễ lọt vào tay bọn xã hội đen hoặc đặc vụ Quốc Dân Đảng nên đã tìm cách chống lại quyết định của Mao. Hạ Tử Trân đã tìm đường lên Tân Cương để sang Liên Xô học tập và chữa bệnh. Trước đó Hạ Tử Trân đã sinh cho Mao hai trai, ba gái nhưng đều chết trên đường trường chinh. Trước khi sang Liên Xô bà đã mang thai người con thứ sáu với Mao.

Mùa xuân năm 1938, Hạ Tử Trân đến Mạc Tư Khoa và sinh con trai. Lúc đó chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ, cuộc sống vật chất vô cùng thiếu thốn đứa con trai chưa đầy một tuổi của Hạ Tử Trân đã chết trong cái rét âm 30 độ. Trong khi đó ở Diên An, Mao đã yêu Lam Bình, một diễn viên điện ảnh đến từ Thượng Hải, làm cho nhiều người ở Diên An rất bất bình.

Năm 1939, Hạ Tử Trân viết thư, đánh điện xin Trung ương Đảng ở Diên An cho về nước, nhưng Mao không đồng ý. Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cũng không thừa nhận Hạ Tử Trân là vợ Mao nên bà chỉ được Liên Xô đối xử như những người Trung Quốc lưu vong, thậm chí bà còn bị đưa vào nhà thương điên.

Mãi đến năm 1947, Vương Gia Trường và phu nhân. đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc tại quốc tế cộng sản đến Mạc Tư Khoa, tình cờ biết tin Hạ Tử Trân, ông rất bất bình, đã tìm cách liên hệ với Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đưa Hạ Tử Trân từ nhà thương điên ra.

Năm 1947, Mao buộc phải đồng ý để Hạ Tử Trân về nước, bà về Cáp Nhĩ Tân dự “Đại hội đại biểu công nhân viên chức toàn quốc”. Năm 1948 bà đến Phan Dương và năm 1949 đến Thiên Tân. Mao không cho phép bà về Bắc Kinh, mặc dù cách mạng đã thành công mà đưa bà đi Thượng Hải để “tiếp tục chữa bệnh”.

Từ đó cho đến cuối đời bà chỉ được gặp Mao một lần duy nhất. Năm 1950 Mao về thăm Thượng Hải có cho mời Hạ Tử Trân đến, hai bên hết sức lạnh nhạt. Sau đó Hạ Tử Trân bị giam lỏng trong một tòa biệt thự thân nghiêm, sống cô đơn như trong lãnh cung.

Ngày 9 tháng 9 năm 1976, Mao qua đời. Giang Thanh cấm Hạ Tử Trân về Bắc Kinh viếng Mao. Cho đến khi Giang Thanh và “bè lũ bốn tên” bị bắt Hạ Tử Trân mới được về Bắc Kinh vào lăng viếng Mao, nhìn lại người đàn ông bội bạc đã đầy đọa bà quá nửa đời người. Hạ Tử Trân mất ngày 19 tháng 4 năm 1984 trong cô đơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới