Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiSau bầu cử, Mỹ gia tăng hoạt động trên Biển Đông

Sau bầu cử, Mỹ gia tăng hoạt động trên Biển Đông

Khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thế giới đã tỏ ra lo ngại đến an ninh hàng hải quốc tế ở khu vực này, nhưng các nước chưa có hành động cụ thể nào.

Ảnh minh họa

Đến khi Trung Quốc bồi đắp các đảo ở đây, biến thành các căn cứ quân sự với các đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự cất hạ cánh và trang bị hệ thống vũ khí, có cả tên lửa thì các nước mới có những hành động cụ thể để ngăn chặn Trung Quốc.

Tổng thống Obama đã thực hiện chiến lược quay trục về châu Á và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bắt đầu đưa tàu chiến vào tuần tra ở khu vực Biển Đông. Đến Tổng thống Trump thì các hoạt động của tàu chiến Mỹ hoạt động nhiều và quyết liệt hơn, Tàu chiến Mỹ đã áp sát các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng. Bắc Kinh đã nhiều lần phàn nàn về việc tàu hải quân Mỹ đến gần các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Cùng với Mỹ, nhiều nước như Australia, Anh, Pháp cũng đã đưa tàu chiến vào Biển Đông nhằm dằn mặt Trung Quốc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Mấy năm dưới thời Tổng thống Trump, Trung Quốc chỉ lên tiếng phản đối chứ chưa dám có hành động cụ thể nào ngăn cản hoạt động của tàu chiến các nước ở Biển Đông. Nhưng cuối năm 2020, lợi dụng việc bầu cử Tổng thống ở Mỹ có nhiều phức tạp và nạn dịch Covid-19 hoành hành ở nhiều nước, Trung Quốc đã bắt đầu có các hoạt động chống lại tàu chiến Mỹ và các nước hoạt động ở Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông. Trung Quốc đã thông qua luật về cảnh sát biển, cho phép tàu cảnh sát biển được bắn vào tàu thuyền nào đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Quân đội Trung Quốc tăng cường trang bị hiện đại, huấn luyện tác chiến chuẩn bị cho chiến tranh. Cùng với việc kiên quyết bảo vệ các đảo đã chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc triệt để lợi dụng tình hình bầu cử ở Mỹ, tiến hành các hoạt động quân sự cho mục tiêu chiến lược đánh chiếm Đài Loan. Cùng ngày tàu sân bay của Mỹ vào Biển Đông, Trung Quốc cho nhiều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Trung Quốc hy vọng rằng Tổng thống mới đắc cử của Mỹ, Ông Biden sẽ nới lỏng việc gây sức ép kinh tế, quân sự với Trung Quốc. Ông Biden sau lễ nhậm chức đã có những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Ngày 23 tháng 1 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã vào Biển Đông. Tháp tùng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga-USS Bunker Hill, các tàu khu trực tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke – USS Russell và USS John Finn.

Trước phản ứng của Trung Quốc, Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ đã tuyên bố rằng việc nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ vào Biển Đông là để tiến hành các hoạt động thường lệ để “đảm bảo sự tự do của các vùng biển, xây dựng các quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải”. Còn chuẩn đô đốc Doug Verissimo, Tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ thì tuyến bố: “Với 2/3 thương mại của thế giới đi qua vùng biển rất quan trọng này, điều quan trọng là chúng ta phải duy trì sự hiện diện và tiếp tục thúc đẩy trật tự dựa trên các luật lệ, điều giúp tất cả chúng ta cùng trở nên thịnh vượng”.

Việc tàu sân bay của Mỹ tiến vào Biển Đông trong mấy ngày qua đã đạt được cả 2 mục đích là ngăn chặn Trung Quốc gây sự với Đài Loan và ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới