Con “ngóao ộp” này chính là tên lửa JL-3 của Trung Quốc. Nó có tầm bắn rất xa, tới hơn 10 vạn km. Bắc Kinh từng đe dọa rằng, tên lửa này đủ sức vươn tới Mỹ. Và …Washington hãy giờ hồn!
Cho đến nay Trung Quốc vẫn bí mật thông tin về loại tên lửa JL-3, mặc dù nước này đã ba lần thử nghiệm. Chính vì thế Mỹ không thể bình chân như vại, quá tin vào hệ thống đánh chặn tên lửa của mình. Mới đây, báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin: JL-3 dự kiến sẽ được tích hợp hoàn toàn với tàu ngầm thế hệ kế tiếp của quân đội Trung Quốc trong năm 2025.
Theo các nhà phân tích, mối đe dọa của tên lửa hiện đại Trung Quốc sẽ đem đến cho nước này khả năng răn đe hạt nhân và sức mạnh chống trả cuộc tấn công hạt nhân từ các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga. Loại tên lửa này khi hoạt động trên tàu ngầm có thể mang nhiều đầu đạn, kể cả đầu đạn hạt nhân.
Về số lượng đầu đạn gắn trên tên lửa Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong vòng 5 năm tới, vượt con số 100, (hiện tại là 16 đầu đạn).
Kết luận này được phần lớn Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FSA) tán thành. Hôm 19/1, FSA công bố báo cáo, trong đó nói rằng JL-3 là tiến bộ lớn của tên lửa JL-2 đang trong biên chế.
Mặc dù là loại tên lửa rất hiện đại nhưng chưa làm các nhà khoa học quân sự Mỹ nao núng. Bởi theo FSA, tuy tầm bắn cực xa nhưng vấn đề là vị trí tàu ngầm đặt bệ phóng ở đâu? Ngay cả loại tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc cũng không thể tấn công lục địa Mỹ bằng JL-3 từ Biển Đông. Còn như muốn đe dọa được Mỹ thì tàu ngầm Trung Quốc phải phóng tên lửa từ biển Bột Hải, một khu vực gần Hàn Quốc và Nhật Bản hơn.
Một chuyên gia an ninh cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, ông Malcolm Davis, cho rằng: Sự phát triển tên lửa của Trung Quốc mang lại khả năng chống trả tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, tên lửa JL-3 phải được phóng cách xa bờ biển Trung Quốc mới có thể tới bờ biển phía đông của Mỹ. Cho nên với khả năng bắn xa 10 vạn km thì vẫn chỉ để… đuổi cò mà thôi!
Vậy là, mặc dù JL-3 là vũ khí đáng sợ nhưng chưa gây ra mối nguy hiểm lớn vào lúc này. Có lẽ mục đích chủ yếu là Trung Quốc muốn dằn mặt Mỹ rằng cuộc chiến mà Mỹ đe dọa Trung Quốc không đáng để xảy. Trung Quốc sẽ “giành chiến thắng” trong cuộc đối đầu với những khu vực lân cận như Đài Loan và một số quốc gia khác, mà chưa cần đấu với Mỹ.
Dẫu sao Mỹ cũng cần đầu tư ngay vào năng lực tên lửa để chống lại các mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Bởi sau con “ngóao ộp” này, Bắc Kinh có thể đã chuẩn bị những phương án tiếp theo.
Chỉ có tăng cường hỗ trợ cho các chương trình phòng thủ tên lửa và tên lửa chiến lược mới mang lại cho Mỹ các phương tiện hiệu quả nhất để ngăn chặn Trung Quốc. Được biết Mỹ đang âm thầm phát triển các loại tên lửa tầm trung mới để phục vụ lực lượng lục quân và hải quân, cũng như các tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật và pháo chiến lược tầm xa.
Đó là chiến lược quốc phòng cần thiết để đối trọng với một Trung Quốc hung hăng đang làm nóng Biển Đông, và không phải nước này không có tiềm lực lớn về khoa học quân sự.
Con “ngóao ộp” sẽ trở thành quỷ dữ một khi đối phương chủ quan và bất cẩn.