Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBắc Kinh thất vọng về ông Biden

Bắc Kinh thất vọng về ông Biden

Liên tiếp các động thái cứng rắn của ông Trump và các cộng sự với Trung Quốc trong những ngày cuối nhiệm kỳ khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi: Họ làm thế vì trách nhiệm với đồng minh Châu Á, hay nhằm đặt chính quyền ông Biden vào thế khó của sự đã rồi.

Tiêm kích Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ngày 20-1 

Trước hết là ông Trump. Điên cuồng vì thua đối thủ là ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, bận rộn với mưu kế nhằm lật ngược thế cờ, ông vẫn không hề nương tay với Bắc Kinh. Thậm chí, có người còn cho rằng: Trong cơn tuyệt vọng, ông Trump quyết làm cú “tất toán” với ông Tập Cận Bình với hàng loạt các động thái cứng rắn còn hơn những gì ông từng làm.

Ngày 12-11, ông Trump ký một sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư vào các công ty bị Bộ Quốc phòng Mỹ xác định có dính líu quân đội Trung Quốc, trong đó có Hikvision, China Telecom và China Mobile – những tên tuổi lớn trong ngành viễn thông của Trung Quốc. Ngày 2-12, chính quyền Trump ban hành quy định mới về thị thực, rút ngắn thị thực nhập cảnh của các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tối đa 10 năm còn 1 tháng. Cùng lúc, lệnh cấm nhập khẩu bông từ một công ty Trung Quốc cũng được ban hành. Ngày 4-12, ông Trump Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) – chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam tháng 5 năm 2014 – vào tầm ngắm và bị Mỹ đưa vào danh sách các thực thể “thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc…

Các cộng sự của ông Trump, trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, cũng hối hả với hàng loạt động thái tương tự người đứng đầu chính quyền.

Ngày 7/1, phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) tung tin: Đại sứ Mỹ tại LHQ , bà Kelly Craft, sẽ thăm Đài Loan từ ngày 13-15/1 để tổ chức cuộc gặp với các đối tác cấp cao ở Đài Loan. Chuẩn bị cho chuyến thăm, truyền thông Mỹ oang oang: Bà Craft sẽ củng cố sự hỗ trợ mạnh mẽ và liên tục của chính phủ Mỹ đối với không gian quốc tế của Đài Loan, phù hợp với chính sách “một Trung Quốc” vốn được chỉ dẫn bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan và một số văn bản khác. Vốn coi Đài Loan là một tỉnh, tuyên bố của bà Craft  khiến phái đoàn Trung Quốc tại LHQ giận tím mặt, hung hăng cảnh báo, Mỹ sẽ phải “trả một cái giá đắt” cho hành động sai trái của mình.

Chuyến thăm sau đó bị hủy với lý do là một phần của quá trình chuyển đổi sang chính quyền mới của ông Biden. Dù thế, Bắc Kinh cũng lấy đó làm đắc ý  rằng, là nói thế cho đỡ mất mặt, chứ thực ra, là Washington “sợ” một khi Trung Quốc đã răn đe.

Cũng liên quan vấn đề Đài Loan, ông Mike Pompeo – ngoại trưởng Mỹ,  ngày 9-1, làm một việc như “tự phê bình”, khi nói rằng: Nhiều thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đặt ra những giới hạn nội bộ phức tạp dành cho tương tác giữa các nhà ngoại giao, nhân viên nhà nước và quan chức cùng phía Đài Loan. Rồi ông tự tôn mình với tuyên bố “ông đang tháo gỡ tất cả các giới hạn tự chúng ta đặt ra”.

Chỉ với một lời của ông Pompeo, Bắc Kinh đã giận sôi sùng sục, coi đó như “màn phô trường điên cuồng”. Như “đổ thêm dầu vào lửa”, rất nhanh nhảu, văn phòng đại diện về kinh tế và văn hóa Đài Loan tại Washington hể hả hết mực, cho biết động thái của Ngoại trưởng Mỹ cho thấy “sức mạnh và sự sâu sắc” trong quan hệ giữa hai bên –  tức Mỹ và Đài Loan.

Còn dư luận quốc tế? Nhiều người nhận định: Cho dù không thăm Đài Loan như đồn đoán, nhưng  những động thái của ông Pompeo với Đài Loan trong mươi ngày cuối cùng trên ghế ngoại trưởng, có thể ví như cú “gài mìn” dưới chân của chính quyền mới khi ông Biden chỉ còn vài ngày nữa là tiếp nhận ghế tổng thống. Là bởi: Nếu tiếp tục thực thi các tuyên bố, quyết định của ê kíp tiền nhiệm, e rằng, nó trái với với quan điểm của ông Biden – người được cho là sẽ theo đuổi chính sách “mềm” với Bắc Kinh. Còn nếu không, ông Biden sẽ hứng chịu chỉ trích của dư luận Mỹ rằng, đã “non tay” hơn ông Trump trong ứng xử với Trung Quốc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích nước Mỹ…

Thực tế những ngày đầu đi nước cờ ngoại giao với Trung Quốc, chính quyền ông Biden đã làm gì?

Ngồi vào ghế tổng thống đúng 2 ngày, ông Biden đã nhanh nhảu bắn “thông điệp ngầm” tới Bắc Kinh khi điều một nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Biển Đông như cảnh báo động thái Trung Quốc điều 13 chiến đấu cơ, bao gồm cả các máy bay ném hạt nhân áp sát Đài Loan. Còn ông Antony Blinken – người thay ông Pompeo? Ngồi ghế ngoại trưởng sang trọng chưa ấm chỗ, ông này đã cao giọng phụ họa cựu tổng thống vừa ra khỏi Nhà trắng: “Ông Trump đã đúng khi đưa ra cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tôi rất không đồng ý với cách mà ông ấy thực hiện trong một số lĩnh vực, nhưng nguyên tắc cơ bản là đúng. Tôi nghĩ điều đó thực sự hữu ích đối với chính sách đối ngoại của chúng tôi”…

Phải chăng, dư luận đã nhìn nhận ông Biden không chính xác. Nói cách khác, tân tổng thống Mỹ là ông Biden cùng chính quyền của ông, ít nhất trong những ngày đầu, đã tỏ ra rất “rắn” với Trung Quốc. Và như vậy, Bắc Kinh đừng hy vọng.

RELATED ARTICLES

Tin mới