Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaBên trong các điểm nóng dịch bệnh hiện tại của TQ

Bên trong các điểm nóng dịch bệnh hiện tại của TQ

Theo The Epoch Times, Trung Quốc đang chứng kiến ​​sự trỗi dậy của virus Vũ Hán tồi tệ nhất nhiều tháng liền và đặc biệt trong bối cảnh khi Tết Nguyên Đán đang cận kề.

An ninh theo dõi khi các thành viên trong nhóm của WHO đến thăm một triển lãm về cách Trung Quốc
chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán

Theo truyền thống, hàng chục triệu người đi lại khắp đất nước, chen chúc trên xe buýt, tàu hỏa và máy bay để về đoàn tụ với gia đình. Nhưng năm nay, nhiều tỉnh và thành phố Trung Quốc đang kêu gọi hủy tất cả các chuyến đi không cần thiết, yêu cầu người dân ở lại nơi họ đang ở và áp dụng các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn virus.

Các quan chức đã đưa ra giả thuyết về các trường hợp nhập cảnh làm bùng phát dịch trong nước và những người bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc qua bao bì thực phẩm đông lạnh, mặc dù các chuyên gia cho biết nguy cơ lây nhiễm virus qua vật liệu, bao bì thực phẩm là vô cùng thấp.

Sự che giấu và dối trá về bệnh dịch của ĐCSTQ đã khiến các nhà phê bình và người dân luôn hoài nghi. Các biện pháp ngăn chặn virus của một số khu vực cũng làm phát sinh lo ngại rằng các quyền cơ bản của con người đang bị vi phạm.

Epoch Times tổng hợp các chi tiết chính, được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn với người dân địa phương ở những khu vực đã trải qua đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất, tái hiện bức tranh toàn cảnh rõ nét hơn về dịch bệnh ở Trung Quốc.

Tỉnh Hà Bắc

Năm 2021 bắt đầu với sự gia tăng các ca nhiễm virus cúm Vũ Hán ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, tập trung ở thủ phủ của tỉnh Thạch Gia Trang. Thành phố nhanh chóng được đặt dưới chế độ thời chiến vào ngày 3/1, sau khi chính quyền địa phương thông báo khoảng 10 trường hợp nhiễm virus cúm Vũ Hán mới. Các trường học bị đóng cửa, phương tiện giao thông công cộng địa phương bị đình chỉ.

Tuy nhiên chỉ trong vòng vài ngày, thành phố đã chứng kiến ​​một đợt bùng phát toàn diện, với ít nhất hàng trăm ca nhiễm mới. Chính quyền địa phương đã ủy quyền thử nghiệm cho hàng triệu người.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm hàng loạt không làm dịu được thần kinh của cư dân Thạch Gia Trang. Một người dân họ Guo phàn nàn rằng các quan chức y tế đã không thay găng tay hoặc thực hiện các quy trình khử trùng thích hợp trong khi lấy mẫu gạc. Ông cho biết người dân cũng hoảng sợ về thiệt hại tài chính và tình trạng thiếu lương thực do các vụ đóng cửa ở nhiều quận, huyện trong thành phố. Ở một số khu vực, người dân chỉ có thể ra ngoài mua sắm nhu yếu phẩm vài ngày một lần.

Ông Guo nói, giờ đây, Thạch Gia Trang đang bị ‘khủng bố trắng’, ám chỉ sự đàn áp nặng nề của chính quyền đối với công dân. “Không có gì phải sợ về dịch bệnh. Điều đáng sợ là con người bị mất tự do.”

Có thời điểm, khoảng 20.000 dân làng ở Tăng Thôn Trấn, một trong những thị trấn ở tỉnh Thạch Gia Trang, được yêu cầu rời khỏi nhà và chuyển đến các trung tâm cách ly tạm thời, chẳng hạn như trường học và khách sạn, vì chính quyền địa phương đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ba thành phố khác ở tỉnh Hà Bắc – Nam Cung, Hình Đài và Lang Phường – đều đã áp dụng các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt.

Dịch bệnh bùng phát ở Hà Bắc tiếp tục được quan tâm nhiều. Vào ngày 19/1, hãng Tân Hoa xã đưa tin rằng, một trung tâm cách ly tạm thời với 500 phòng đang được xây dựng tại quận Long Nghiêu, thành phố Hình Đài.

Theo một bài báo khác cũng của Tân Hoa xã, việc xây dựng một trung tâm cách ly tạm thời khác ở Nam Cung, được trang bị 2.600 phòng, đã hoàn thành vào ngày 23/1.

Tỉnh Hắc Long Giang

Tại tỉnh Hắc Long Giang, miền bắc Trung Quốc, các nhà chức trách ở thành phố Hắc Hà, nằm gần biên giới Nga, đã báo cáo một số trường hợp mới vào cuối tháng 12.

Thật bất ngờ, các quan chức ở Hắc Hà đã đặt thành phố vào tình trạng thời chiến vào ngày 2/1. Kể từ đó, các ca nhiễm virus đã được báo cáo ở nhiều thành phố trong tỉnh, bao gồm Tề Tề Cáp Nhĩ, Y xuân, Đại Khánh, Tuy Hóa và thủ phủ Cáp Nhĩ Tân.

Quận Vọng Khuê, thuộc quyền quản lý của Tuy Hóa, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các quan chức đã đặt tất cả các cộng đồng dưới sự quản lý chặt chẽ, nghĩa là không ai được phép rời khỏi nhà của họ, và bắt đầu kiểm tra hàng loạt người dân địa phương.

Ông Chen, một cư dân của quận Ngang Ngang Khê ở Tề Tề Cáp Nhĩ, nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 21/1, rằng ông đã không rời nhà hơn một tuần nay. Ông cho hay cộng đồng nơi ông sống đã bị phong tỏa từ ngày 12/1.

Một cư dân Cáp Nhĩ Tân có bút danh Chen Xin, nói với Epoch Times rằng giá thịt và trứng ở địa phương gần đây đã tăng vọt do dịch bệnh bùng phát. Ông nói thêm rằng người ta thiếu tin tưởng vào vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất, vì đã có những trường hợp người dân gặp tác dụng phụ nguy hại sau khi được tiêm. Ông tin rằng số ca lây nhiễm thực tế trong thành phố cao hơn nhiều so với báo cáo của chính quyền.

Tỉnh Cát Lâm

Tỉnh Cát Lâm, giáp Hắc Long Giang về phía nam, đã đổ lỗi cho một ca siêu lây lan bắt đầu từ tỉnh lân cận vì đã làm cho tổng cộng 144 người dân địa phương bị nhiễm bệnh, bắt đầu đợt dịch mới nhất.

Theo ủy ban y tế tỉnh Cát Lâm, người đàn ông 45 tuổi, họ Lin, được cho là đã thường xuyên đi lại giữa nhiều thành phố ở hai tỉnh gần đây để quảng cáo dầu hạt lanh cho người cao tuổi. Các quan chức cho biết ông ta đã nhiễm virus từ những hành khách bị nhiễm bệnh trong một chuyến tàu vào ngày 5/1 và lây nhiễm virus trong hai buổi tiếp thị sau đó ở các thành phố Tùng Nguyên và Thông Hóa.

Hai thành phố đã bị phong tỏa ngay lập tức. Vào ngày 21/1, các quan chức Thông Hóa bắt đầu phong tỏa các cửa ra vào của cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ngăn mọi người ra ngoài và đưa ra phần thưởng 5.000 nhân dân tệ (773 USD) cho bất kỳ ai phát hiện người vi phạm. Trong một động thái tương tự như những gì đã thấy ở Vũ Hán, nơi đầu tiên trên thế giới ban hành phong tỏa, chính quyền đã nhanh chóng trừng phạt các quan chức địa phương để dập tắt cơn giận dữ của công chúng. Tám quan chức địa phương ở thành phố Đồng Thoại đã nhận cảnh cáo hoặc một năm quản chế, trong khi 6 người khác bị cách chức.

Các biện pháp hà khắc và sự thiếu minh bạch trong các thông báo chính thức đã khiến công chúng lo sợ.

“Chính phủ không cho phép bạn tự ý đăng hoặc lưu hành bất cứ điều gì về đợt bùng phát. Rất nhiều nhóm [mạng xã hội WeChat] đã bị đình chỉ,” một cư dân Đồng Thoại họ Tan nói với Epoch Times. Cô cho biết trong khu nhà lân cận của mình, các nhân viên quản lý tiện ích không được phép dọn tuyết. “Chúng tôi phải lấy báo cáo của chính phủ làm tiêu chuẩn, nhưng thực tế còn tệ hơn”.

Việc quản lý khắc nghiệt đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực. Người dân địa phương đã để lại nhiều bình luận phẫn nộ trên mạng đến nỗi thị trưởng thành phố đã phải xin lỗi vào ngày 24/1 và hứa sẽ cung cấp các gói hàng tạp hóa giảm giá, tuy nhiên một số người dân phàn nàn rằng họ vẫn chưa nhận được những gói hàng này.

Trong khi các nhà chức trách liên tục đổ lỗi cho thực phẩm đông lạnh nhập khẩu là nguồn gây bùng phát dịch bệnh, một số cư dân đã bác bỏ giả thuyết này. Ông Zhang, một nhân viên chuỗi cung ứng ở thành phố Trường Xuân, Cát Lâm, cho biết: “Họ liên tục nói rằng có những ca nhiễm virus có nguồn gốc nước ngoài, nhưng tôi không tin vào điều đó. Virus bùng phát từ Vũ Hán và chưa bao giờ dừng lại kể từ năm ngoái”.

Thủ đô Bắc Kinh

Chính quyền Bắc Kinh đã đổ lỗi những đợt bùng phát gần đây là do những người đi du lịch bên ngoài đại lục.

Các cụm dịch địa phương đã xuất hiện ở Bắc Kinh ít nhất kể từ ngày 14/12, vài tháng sau khi các quan chức tuyên bố chiến thắng các đợt bùng phát dịch vào hè năm ngoái. Bệnh nhân đầu tiên là một công nhân 27 tuổi đến từ Hồng Kông, người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sau một đợt cách ly bắt buộc trong 14 ngày. Các quan chức cho biết người đàn ông này đã lây virus cho 2 công nhân tại một cửa hàng bánh mì Trung Quốc, những người ở cùng khách sạn nơi người đàn ông bị cách ly. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh cho biết, các bệnh nhân đã nhiễm chủng virus đột biến lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh, được gọi là B.1.1.7.

Sau đó, vào cuối tháng 12, thành phố báo cáo hơn 10 bệnh nhân ở quận Thuận Nghĩa, mà họ đã truy tìm ra một người đến từ Indonesia. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất huyện mới 8 tháng tuổi.

Ở địa phương đã có các khiếu nại về việc thay đổi chính sách và các biện pháp kiểm dịch bừa bãi. Theo ông Li, một người dân Bắc Kinh, sau khi một quận địa phương báo cáo 3 ca nhiễm, hàng trăm cư dân đã được chuyển đến một trung tâm cách ly vào ngày 23/1 để phòng ngừa, mà không được thông báo khi nào việc kiểm dịch có thể kết thúc. Ông cho biết, khách sạn cách ly đã đóng đinh lên các cửa sổ phòng, nhằm ngăn chặn trốn người dân trốn thoát, khiến họ cảm thấy ngột ngạt.

Thành phố cho biết 1,9 triệu người dân đã được tiêm chủng liều đầu tiên tính đến ngày 19/1. Nhưng nhiều người dân không thể hiện sự thiếu tin tưởng, vì một loạt các bê bối và chính quyền thiếu minh bạch trong dữ liệu vắc-xin.

“Chắc chắn là không thể tiêm vắc-xin,” bà Xia – một bác sĩ đã nghỉ hưu ở quận Chaoyang nói. Bà cho biết nhiều bác sĩ y khoa mà bà biết cũng không có ý định tiêm vắc-xin.

Tiến sĩ Wang, cũng đến từ Bắc Kinh, lưu ý rằng tất cả các loại vắc-xin Trung Quốc phát triển hiện nay chỉ dành cho những người từ 18 đến 59 tuổi, điều này khiến ông cảm thấy không bình thường.

“Có lẽ họ [chính quyền] sợ rằng người cao tuổi sẽ có nhiều phản ứng bất lợi hơn và không khuyến khích mọi người dùng vắc-xin, vì vậy họ sẽ tiêm chủng cho nhóm ít có khả năng bị phản ứng hơn,” ông nói. “Nó cho thấy độ an toàn của vắc-xin không đảm bảo, và ngay cả chính các cơ quan chức năng cũng thiếu tự tin”.

Thượng Hải

Cho đến những ngày gần đây, chính quyền Thượng Hải đã báo cáo rất ít hoặc không có ca nhiễm ở địa phương. Họ đổ lỗi cho bùng phát dịch bệnh là từ các ca nhiễm khẩu nước ngoài.

Tuy nhiên, các video mà người dân địa phương gửi đến Epoch Times cho thấy những cảnh gợi lại những ngày đầu của đợt bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán năm ngoái. Một nhân viên nhà ga cho biết, anh đã nhìn thấy nhiều hành khách, người già và trẻ nhỏ, đột nhiên ngã xuống đất. Có rất nhiều tin đồn rằng họ là nạn nhân của virus.

Ngày nay, số lượng người đi tàu hỏa ít hơn một nửa so với lượng giao thông thông thường, ông nói.

“Nhiều nhân viên nhà ga đang nghỉ việc,” anh cho biết và nói thêm rằng nhiều nơi làm việc, cửa hàng tạp hóa và trung tâm mua sắm ở Thượng Hải đã kiểm tra thân nhiệt của nhân viên và khách hàng, cùng với việc quét hai mã điện thoại di động để theo dõi các chuyến đi nước ngoài và tình trạng sức khỏe của họ trong 2 tuần qua.

“Là cư dân, có cảm giác rằng virus có thể đã bùng phát, chỉ là chính quyền thành phố kiểm soát chặt chẽ bất kỳ báo cáo nào về nó”, anh nói và cho biết thêm rằng, một người bạn của mình đã biến mất sau khi đăng những bức ảnh liên quan đến sự bùng phát trên WeChat. Tài khoản của người bạn cũng bị tạm ngưng.

Giống như ở Bắc Kinh, các quan chức ở các quận bị ảnh hưởng nặng nề đã chuyển hàng nghìn cư dân địa phương đến các địa điểm cách ly.

“Cảm giác giống như đang ngồi trong tù,” cô He, cư dân Thượng Hải nói về những trải nghiệm của mình. Một đoạn video do He cung cấp cho thấy các quan chức y tế đóng cửa các cửa hàng ở quận Bảo Sơn, dẫn đến việc một số phụ nữ bị nhốt trong quán cà phê ngay sau khi họ bước vào.

Một người dân khác, cô Wang, nói với Epoch Times: “Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể giảm bớt việc ra ngoài và đeo khẩu trang. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm”.

RELATED ARTICLES

Tin mới