Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngPhản ứng Luật hải cảnh TQ, Philippine: 'Nếu không phản đối, tức...

Phản ứng Luật hải cảnh TQ, Philippine: ‘Nếu không phản đối, tức sẽ phục tùng’

‘Nếu không phản đối, tức sẽ phục tùng’. 5 ngày sau khi Trung Quốc ban hành Luật hải cảnh cho phép hải cảnh nước này dùng vũ khí nhắm vào tàu nước ngoài, Ngoại trưởng Philippines chính thức lên tiếng phản đối.

Ngày 27-1, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết sau khi xem xét, ông đã gửi phản đối tới Trung Quốc về việc ban hành Luật hải cảnh cho phép hải cảnh Trung Quốc bắn vào tàu nước ngoài, theo Đài CNN Philippines.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. giải thích ban hành luật là “một đặc quyền chủ quyền”. Tuy nhiên, căn cứ vào khu vực liên quan, hành động này của Trung Quốc là “mối đe dọa chiến tranh bằng lời” với các nước phản đối luật.

“Nếu không phản đối, tức sẽ phục tùng” – ông nhấn mạnh.

CNN Philippines đánh giá đây rõ ràng là sự thay đổi so với những gì ông Teodoro Locsin Jr. đăng trên Twitter cách đây 2 ngày. Khi ấy ông viết: “Đây không phải là chuyện của chúng tôi. Thông qua luật gì là chuyện của Trung Quốc. Do đó xin tự kiềm chế một chút”.

 Trước đó, theo báo The Philippine Daily Inquirer, một nhóm ngư dân Philippines đã thúc giục chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines lên án mạnh mẽ Luật hải cảnh của Trung Quốc. Họ cho rằng luật này “gần như là lời tuyên chiến” với các nước khác.

Theo Luật hải cảnh được Trung Quốc thông qua ngày 22-1, “hải cảnh có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí” khi cái gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc” bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm phi pháp hoặc đối diện mối nguy cấp bách bị xâm phạm phi pháp.

Nhiều chuyên gia và nghị sĩ Philippines sau đó bày tỏ lo ngại về bước đi của Trung Quốc. Hôm 26-1, thượng nghị sĩ Richard Gordon của Philippines chỉ trích động thái của Trung Quốc là “ngoại giao pháo hạm” và Luật hải cảnh có thể dẫn tới “chiến tranh nóng” nếu nhân viên hải cảnh Trung Quốc yêu cầu kiểm tra tàu của nước khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới