Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bị cáo buộc đưa thông...

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bị cáo buộc đưa thông tin sai sự thật

Một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 4/2 bởi công ty nghiên cứu truyền thông xã hội Graphika đã cho thấy một số lượng lớn các tài khoản giả mạo trên YouTube, Facebook và Twitter chuyên nói những lời tốt đẹp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

Đồng thời bôi nhọ nền dân chủ Mỹ và khả năng chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của nước này. Và chính các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã thúc đẩy việc phổ biến những thông tin sai lệch này trên mạng.

Chiến lược tuyên truyền

Chiến dịch gây ảnh hưởng là một phần của mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ đã mua và sử dụng lại hàng nghìn tài khoản YouTube, Twitter và Facebook giả mạo để bảo vệ việc phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịc, đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ. Graphika cho biết trong một báo cáo công bố sáng thứ Năm (4/2 theo giờ Mỹ). Theo đó, các hành động ngày càng tinh vi hơn và đang được tăng cường, được các nhà ngoại giao và những người có ảnh hưởng của Trung Quốc ở Mỹ Latinh, Pakistan và Hồng Kông khuếch đại.

Theo báo cáo, các tài khoản trực tuyến giả mạo này đã phát tán các bài đăng để làm đẹp cho ĐCSTQ và được một số quan chức chính phủ ĐCSTQ, bao gồm cả các quan chức ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục và Venezuela đăng lại trên tài khoản mạng xã hội của họ.

Ben Nimmo, giám đốc khảo sát của Graphika nói rằng ĐCSTQ đã hoạt động theo cách này để đạt được một số ảnh hưởng quốc tế trong nhiều năm.

Nick Monaco, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc của công ty tư vấn kỹ thuật số Miburo Solutions nói với FRONTLINE: “Đó là một cơ hội để thúc đẩy mô hình độc tài của Trung Quốc ngày càng hiệu quả hơn”.

Cuộc điều tra của Graphika, kéo dài sáu tháng qua trên YouTube, Twitter và Facebook, được xây dựng dựa trên ba báo cáo trước đó của công ty về các nền tảng này. Ngoài các nội dung liên quan tới COVID-19, các tài khoản giả cũng đã thúc đẩy nội dung liên quan đến kiểm soát vũ khí, phát triển kinh tế ở Trung Quốc và xung đột chính trị ở Mỹ.

Hệ thống này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2018, sử dụng các tài khoản Twitter và YouTube giả để lan truyền những lời chỉ trích về tỷ phú lưu vong người Hồng Kông và cũng là cộng sự của Steve Bannon, ông Quách Văn Quý (Guo Wengui), cũng như phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Nhưng hoạt động của nó ngày càng tập trung vào Mỹ trong năm qua, khi chính quyền Tổng thống Trump tăng cường ngông luận chống lại Trung Quốc và khi vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc có kết quả thử nghiệm lâm sàng đáng thất vọng ở Brazil.

Vào tháng 2/2020, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng vì sự thiếu minh bạch liên quan đến COVID-19 – một giai đoạn được khám phá trong bộ phim tài liệu của FRONTLINE có tên Bí mật COVID của Trung Quốc – các tài khoản giả đã chuyển trọng tâm sang bảo vệ ĐCSTQ trước cách đối phó với đại dịch. Vào tháng 6, các tài khoản bắt đầu đăng các video được chỉnh sửa thô thiển công kích những nỗ lực không thành công của Mỹ trong việc ngăn chặn đại dịch.

Trong khi nhiều video có nội dung nghiêng về những câu chuyện tin tức hợp pháp, những video khác lại quảng bá những tuyên bố sai sự thật. Một video được các tài khoản mạng đăng tải vào tháng 11, có tiêu đề “So sánh Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống COVID-19”, nói rằng chiến lược chống đại dịch của Hoa Kỳ bao gồm việc uống nước rửa tay.

Các nhà ngoại giao của ĐCSTQ tham gia vào việc quảng bá thông tin sai lệch

Sự gia tăng các tài khoản giả mạo trong năm 2020 tương ứng với một động thái hướng tới các chiến thuật tinh vi hơn. Mặc dù mạng lưới này dường như đã có hàng chục nghìn tài khoản kể từ năm 2018, nhưng mỗi tài khoản có tương đối ít người theo dõi và thường xuyên bị các nền tảng gỡ xuống. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2020, mạng lưới đã cải thiện khả năng bắt chước con người của các tài khoản giả mạo.

Ví dụ, một tài khoản Twitter không hoạt động từ năm 2009 đã thêm ảnh hồ sơ và bắt đầu đăng video tuyên truyền vào tháng 1/2020, đồng thời tài khoản này cũng bắt đầu trả lời các nhân vật chính trị và người nổi tiếng. Phó Giám đốc Bộ thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên (Lijian Zhao) đã tweet lại tài khoản này, cũng như các đại sứ của Trung Quốc tại Iran, Cộng hòa Dominica, Pháp và Panama.

Ông Triệu luôn là một trong những nhà phê bình gay gắt nhất về Hoa Kỳ trên mạng xã hội. Ông đã công bố một thuyết âm mưu trên Twitter vào năm ngoái, tuyên bố rằng virus viêm phổi Vũ Hán (SARS nCov 2) có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, mặc dù có bằng chứng cho thấy virú này có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.

“Với những câu chuyện và sự kiện quan trọng như vậy, Hoa Kỳ trông giống như một quốc gia tồi tệ”, ông Nemo cho biết.

Theo báo cáo của Graphika, những tài khoản giả mạo này đã sử dụng ảnh của một số người nổi tiếng Trung Quốc làm ảnh đại diện.

RELATED ARTICLES

Tin mới