Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc khuất Trung Hoa"Võ đất hiếm" của TQ mất tác dụng

“Võ đất hiếm” của TQ mất tác dụng

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu EU phải ngừng phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu đất hiếm từ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc.

Hôm 23/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã có bài phát biểu tại Ngày Công nghiệp EU năm 2021 và đề cập đến việc Liên minh này cần phải ngừng phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu sản phẩm công nghiệp từ nước ngoài, chẳng hạn như các nguyên tố đất hiếm hiện đang nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc.

“Công nghệ xanh và kỹ thuật số hiện đang phụ thuộc vào một số nguồn nguyên liệu thô khan hiếm. Chúng ta nhập khẩu lithium cho ô-tô điện, bạch kim để sản xuất hydro sạch, kim loại silicon cho các tấm pin mặt trời, 98% nguyên tố đất hiếm mà chúng ta cần đến từ một nhà cung cấp duy nhất – Trung Quốc. Điều này không bền vững” – bà von der Leyen nói.

Chủ tịch EU nhấn mạnh rằng, việc thành lập  Liên minh Nguyên liệu thô Châu Âu vào cuối năm ngoái được thực hiện là nhằm mục đích này, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của khối vào các hoạt động khai thác và luân chuyển nguyên liệu quan trọng giữa các quốc gia thành viên.

Các nguyên tố đất hiếm được sản xuất tại một số địa điểm ở Trung Quốc, Mỹ và Myanmar, với một lượng nhỏ ở các nước khác. Trung Quốc chiếm hơn 2/3 nguồn cung cấp nguyên tố đất hiếm trên thế giới, tất cả đều từ một số truy vấn ở khu vực Nội Mông.

Điều này khiến Bắc Kinh có lợi thế vượt trội so với các nước khác trong hoàn cảnh diễn ra một cuộc chiến thương mại.

Mỹ mới đây cũng đã kích hoạt việc liên kết với các nhà sản xuất đất hiếm khác trên thế giới ở các nước đồng minh như Canada, Nhật Bản và Úc để thiết lập một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực này. 

Hôm 30/9/2020, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành khai thác mỏ. Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy sản xuất khoáng sản đất hiếm.  Lệnh chỉ đạo Bộ Nội vụ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950 để đẩy nhanh việc phát triển các loại mỏ. Bộ Nội vụ đã thực hiện sắc lệnh này để xúc tiến việc sản xuất vật tư y tế ứng phó với đại dịch COVID-19.

Hành động này cũng tuân theo cam kết năm ngoái của Lầu Năm Góc rằng họ sẽ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tài trợ cho các nhà máy chế biến và khai thác mỏ, với việc chính phủ có kế hoạch phân bổ 209 triệu USD quỹ công cho lĩnh vực đất hiếm.

Nhưng theo các nhà quan sát, sắc lệnh của ông Trump không dễ dẫn tới sự thúc đẩy đáng kể sản xuất trong nước của Mỹ.

Cần nhớ, Mỹ cũng có khoáng sản đất hiếm nhưng việc phân tách các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất công nghiệp là đắt đỏ và cần các thiết bị máy móc từ Trung Quốc.

Hiện Mỹ đã có một đối tác là nhà sản xuất đất hiếm đặt trụ sở tại Úc nhưng khai thác tại Malaysia là Lynas. Lynas đã ký một thỏa thuận vào năm 2019 với nhà chế biến các sản phẩm đất hiếm hàng đầu của Mỹ là Blue Line Corporation, công ty có kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến đất hiếm ở Texas với các công nghệ xử lý đất hiếm và máy móc của Trung Quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình thời tiết cực đoan ở Texas thì khả năng đi vào hoạt động nhà máy này vẫn rất mông lung.  

Hiện Mỹ đang xem xét các kịch bản Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả và hạn chế công nghệ, trong bối cảnh Washington trước đó thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với một số doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc mới đây đưa ra dự thảo các quy tắc hạn chế việc xuất khẩu ra nước ngoài (chủ yếu sang Hoa Kỳ) 17 loại đất hiếm – đóng vai trò rất quan trọng trong một số ngành công nghiệp mũi nhọn cả dân sự và quân sự của thế giới.

Nếu những quy định mới được thông qua, chúng có thể gây khó khăn đáng lể cho hoạt động của ngành công nghiệp quân sự Mỹ, mà 80% sản lượng khai thác trên thế giới nằm ở Trung Quốc.

Theo ông Mei Xinyu –  chuyên gia  Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận định: Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dùng đất hiếm làm con bài trong cuộc đối đầu với các nước phương Tây.

Đất hiếm có thể được xem như một công cụ trong các cuộc đàm phán với “diều hâu” Mỹ, nhưng đó không phải là điều mà Trung Quốc hướng tới, mà mục tiêu chính của dự thảo quy định kiểm soát ngành công nghiệp kim loại đất hiếm là để sắp xếp lại thị trường.

Là nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, Bắc Kinh coi trọng danh tiếng của mình và không bao giờ tự chặt đứt nguồn lợi ích lớn của mình. Mục tiêu quan trọng nhất là duy trì vị thế của Trung Quốc như một nhà bán hàng đáng tin cậy trên thị trường thế giới.

Hơn nữa, nếu phương tây phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc thì hàng trăm doanh nghiệp và hàng trăm nghìn công ăn việc làm của người lao động nước này cũng phụ thuộc vào việc xuất khẩu đất hiếm, nên nếu sử dụng đất hiếm là công cụ trừng phạt thì Bắc Kinh cũng đang tự bắn vào chân mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới