Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Hoa Đông: Nóng rồi đây?

Biển Hoa Đông: Nóng rồi đây?

Hoa Đông – nơi có quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, lâu nay không hẳn yên bình. Cãi vã, đấu khẩu chỉ là một cách. Trên thực địa, cả hai vẫn gầm gừ nhau bằng chiến hạm, bằng máy bay. Câu chuyện sẽ trở nên phức tạp với việc với việc Nhật Bản cho phép sử dụng vũ khí ở lãnh hải xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Một tàu Trung Quốc di chuyển gần tàu cá Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Nội việc một quần đảo, truyền thông quốc tế khi đề cập, phải dùng “tên kép” là “Điếu Ngư/Senkaku” đã nói lên tính phức tạp của vấn đề liên quan quần đảo không có người ở này trên biển Hoa Đông.

Nhật Bản là bên giữ quyền kiểm soát. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định các đảo đó là của họ, phải thuộc về họ. Không chỉ đe bằng bằng lời, Trung Quốc, cùng với sự lớn mạnh khủng khiếp về quốc phòng, hàng chục năm qua, luôn quấy nhiễu, thách thức Nhật Bản bằng máy bay, tàu hải cảnh. Trong năm 2020, tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực quanh quần đảo Senkaku với mức kỷ lục 333 lần. Ngày 6/2/2021, có 2 tàu Trung Quốc đã hướng mũi tàu về phía các tàu cá Nhật Bản – động thái theo đánh giá của giới chuyên môn: Dường như nhằm tiếp cận các tàu này nhằm uy hiếp, đe dọa.

Đây là vụ xâm nhập đầu tiên của tàu Trung Quốc sau khi Luật Hải cảnh mới của họ có hiệu lực, nhưng nó là lần thứ tư, từ đầu năm nay. Nó khiến chính phủ Nhật Bản phải lập một nhóm đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình.

Việc làm của Chính phủ Nhật Bản như trên thực sự cần thiết. Nó tiếp nối, thống nhất với quan điểm và hành động của Tokyo sau khi Bắc Kinh thông qua Luật Hải cảnh mới. Và quan trọng hơn, nó sát với tình hình, bởi chỉ trong 10 ngày tiếp theo, có tới 6 lần Trung Quốc thực hiện các động thái tương tự.

Còn nhớ, ngay sau khi ông Tập Cận Bình ký thông qua Luật Hải cảnh mới, cùng với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những quốc gia lên tiếng phê phán đầu tiên, do tiên liệu trước những tác động tiêu cực của nó liên quan việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Thực ra, là một đồng minh của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á, về mặt lý thuyết, Nhật có chỗ dựa là Mỹ. Cách thời điểm  nhận chức Tổng thống 9 ngày, ông Biden đã có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Sau cuộc điện đàm, Thủ tướng Nhật Bản tiết lộ với báo chí: “Ông Biden nói ông ấy mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật và hợp tác để đạt được mục tiêu một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do”.

Cũng chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh mới, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, ông Nobuo Kishi, đã có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và được ông Austin “tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Điều 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, và Mỹ tiếp tục phản đối bất cứ ý định đơn phương nào nhằm thay đổi thực trạng ở biển Hoa Đông”.

Sự khẳng định mạnh mẽ của người đồng cấp Mỹ khiến ông Kishi cảm kích:  “Tôi cảm thấy Bộ trưởng Quốc phòng Austin có mối quan tâm lớn đến môi trường an ninh ở Châu Á và coi trọng đồng minh Mỹ – Nhật”.

Nhưng là nói thế. Kề Trung Quốc chứng kiến những hành động ngang ngược của Trung Quốc lâu nay với các nước láng giềng, Tokyo thừa biết “cứu mình trước khi trời cứu” cần thiết và có ý nghĩa quan trọng như thế nào.

Thế nên, sau những lời phê phán, phản đối Bắc Kinh ban hành Luật Hải cảnh mới; sau việc nhận được sự hứa hẹn, tái khẳng định sẽ trung thành với đồng minh từ Washington, Nhật Bản vẫn thấy thế là chưa đủ, cần phải có một cái gì đó tự mình, mạnh mẽ hơn, để vừa là thiết thực, cụ thể cho bản thân, vừa là bắn thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.

“Cái gì đó” là gì?

Là “ăn miếng trả miếng”. Cụ thể, ông Okushima Takahiro- Cục trưởng Cảnh sát biển Nhật Bản – đã tuyên bố vào ngày 17/2 rằng: “(Nhật Bản) sẽ tuân theo các nguyên tắc pháp lý trong phạm vi được luật pháp quốc tế cho phép và không loại trừ việc sử dụng vũ khí”.

Với diễn biến nêu trên, việc biển Hoa Đông thành vùng biển nóng gần như chỉ là vấn đề thời gian.

RELATED ARTICLES

Tin mới