Saturday, May 4, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHai niềm vui lớn của Không quân Việt Nam

Hai niềm vui lớn của Không quân Việt Nam

Theo thông lệ, hàng năm, cứ đến trung tuần tháng 3, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) lại công bố các báo cáo về đến thị trường vũ khí thế giới cũng như các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực này.

Yak-130 với đầy đủ vũ khí bay biểu diễn.

Điều được mong chờ nhất đó chính là Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí chủ yếu của thế giới với các thông tin cập nhật mới nhất, đã được SIPRI công bố.

Đáng chú ý, trong cơ sở dữ liệu vừa cập nhật, SIPRI đã nhắc tới Việt Nam với 2 hợp đồng hoàn toàn mới, vừa ký năm 2020.

Đó cũng chính là 2 niềm vui lớn dành cho Không quân Việt Nam gồm: Hợp đồng mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ kiêm huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 từ Nga và hợp đồng 12 chiếc máy bay huấn luyện phản lực L-39NG từ Cộng hòa Séc.

Hợp đồng mua 12 chiếc Yak-130 từ Nga đã được Việt Nam ký kết năm 2019 với giá trị ước tính lên tới khoảng 350 triệu USD, tương đương với đơn giá 29,17 triệu USD/chiếc.

Mức giá này dường như cấu hình của những chiếc Yak-130 của Việt Nam sẽ khác, có thể chúng sẽ đa năng hơn, có khả năng chiến đấu nhiều hơn với khí tài radar, hệ thống điện tử và vũ khí đi kèm tối tân, trong khi vẫn giữ nguyên tính năng huấn luyện phi công phản lực.

Đồng thời, hợp đồng có thể đã bao gồm động cơ, phụ tùng dự trữ đi kèm cũng như các phương tiện đảm bảo mặt đất, trạm chuẩn bị tên lửa và nhất là công tác huấn luyện chuyển loại cho phi công Việt Nam. Trong dữ liệu của SIPRI không cho biết bao giờ Nga sẽ chuyển giao lô máy bay Yak-130 đầu tiên cho Việt Nam.

Được biết, trong một phóng sự truyền hình về ngành công nghiệp quốc phòng Nga mà cụ thể là tại Nhà máy chế tạo hàng không KNAAPO phát trên kênh Russia 1 cuối năm 2020 cho thấy những chiếc Yak-130 của Việt Nam đã thành hình.

Hợp đồng mua 12 chiếc L-39NG từ Cộng hòa Séc theo SIPRI có thể đã được Không quân Việt Nam lựa chọn từ 2020 nhưng chưa chính thức ký kết cho tới thời điểm cuối năm 2020 mà có thể tới đầu năm 2021 mới chốt đơn hàng.

Theo Defense Brief, hợp đồng bán cho Việt Nam 12 chiếc L-39NG là một trong những thương vụ xuất khẩu vũ khí lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Cộng hòa Séc trong nhiều năm trở lại đây.

Máy bay huấn luyện phản lực 2 người lái thế hệ mới L-39NG tập trung vào hiện đại hóa sâu bằng việc kết hợp giữa công nghệ hàng không tiên tiến, động cơ hiện đại với kế thừa những tính năng hoàn hảo của dòng L-39 huyền thoại vốn đang được Không quân Việt Nam sử dụng cực kỳ hiệu quả trong công tác huấn luyện phi công chiến đấu phản lực.

Những hợp đồng mua và chuyển giao vũ khí đáng chú ý khác của Việt Nam

Ngoài 2 hợp đồng mới của Không quân Việt Nam kể trên, SIPRI cũng liệt kê một số hợp đồng nhập khẩu vũ khí đáng chú ý khác của nước ta như:

– Hợp đồng mua 3 UAV Heron ký năm 2018, trị giá trong khoảng từ 120 tới 160 triệu USD từ Israel. Việc chuyển giao đã bị lùi lại sang năm 2021 thay vì năm 2020 như dự kiến vì đại dịch Covid-19.

Heron là loại UAV hạng nặng chủ đạo của Quân đội Israel. Sự thành công về mặt công nghệ chế tạo UAV của người Israel đã trở thành động lực để Công ty General Atomics của Mỹ phát triển MQ-1 Predator.

Heron 1 nguyên bản nặng khoảng 1,2 tấn, tương đương Predator nhưng có thời gian hoạt động liên tục lâu hơn (40 giờ). Vận tốc tối đã của dòng UAV này là 205 km/h.

So với Predator, Heron 1 có trần hoạt động cao hơn một chút (10 km so với 8 km của Predator) và được trang bị phần mềm cho phép nó tự động cất/hạ cánh thực thi nhiệm vụ. Trong khi đó, không phải tất cả các UAV của Mỹ đều làm được điều này.

Heron 1 có sải cánh 16,5 m, lớn hơn Predator (13,2 m) và có thể mang theo tải trọng 250 kg.

– Hợp đồng mua 64 xe tăng T-90S ký năm 2017, đã được Nga chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong 2 năm 2018-2019.

– Hợp đồng 6 UAV ScanEagle của Mỹ ký năm 2019. Theo SIPRI những chiếc UAV này do Mỹ viện trợ cho Việt Nam và chúng có thể sẽ làm nhiệm vụ tuần tra biển và bờ biển. Dự kiến những chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam từ năm 2022.

Boeing ScanEagle là UAV trinh sát hạng nhẹ, có khả năng hoạt động liên tục hơn 24 giờ. Mỗi chiếc dài 1,7 m, sải cánh 3,1 m và có khối lượng rỗng 18 kg.

ScanEagle được trang bị máy quay ngày/đêm với độ phân giải cao cùng cảm biến ảnh nhiệt để tăng khả năng theo dõi trong điều kiện thời tiết phức tạp. Máy bay có tốc độ tối đa 148 km/h và trần bay 5,9 km.

RELATED ARTICLES

Tin mới