Tuesday, November 5, 2024
Trang chủBiển nóngTàu sân bay thứ 4 của TQ mạnh cỡ nào

Tàu sân bay thứ 4 của TQ mạnh cỡ nào

Al Jazeera đưa tin, các báo cáo cho biết, tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc có khả năng chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tàu sân bay thứ 4 của Trung Quốc có khả năng chạy bằng năng lượng hạt nhân

Việc đóng con tàu thứ 4 của nước này đã được nối lại vào đầu năm nay sau những trì hoãn do Bắc Kinh tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân của mình.

Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ tư khi nước này tìm kiếm khả năng tăng cao sức mạnh hải quân của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và con tàu này có khả năng được chạy bằng năng lượng hạt nhân – một báo cáo mới tiết lộ hôm 13/3 cho hay, trích dẫn các nguồn thân cận với quân đội nước này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một người thân cận với hải quân Trung Quốc cho biết, các nhà đóng tàu “rất muốn tạo ra một bước đột phá đáng kể” với việc đóng con tàu sân bay thứ tư.

“Đây sẽ là một bước nhảy vọt về công nghệ cho ngành đóng tàu,” nguồn tin nói với SCMP.

Một nguồn tin giấu tên khác cũng cho rằng các quan chức Trung Quốc đang nghiên cứu đề xuất “sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu sân bay thứ tư”. Người này không nói rõ về quyết định cuối cùng, tuy nhiên chia sẻ rằng đây là “một quyết định rất táo bạo và đầy thách thức”.

Việc đóng con tàu thứ tư – vốn đã bị trì hoãn trong 2 năm – đã được tiếp tục vào đầu năm nay.

Hiện tại, có hai tàu sân bay Trung Quốc đã hoạt động và chiếc thứ ba được dự kiến sẽ hạ thủy trong năm nay – chưa có chiếc nào có khả năng chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Phát triển kho vũ khí hải quân

Mới đây, CNN có bài viết chỉ ra rằng Trung Quốc đang sở hữu hạm đội hải quân vô cùng lớn mạnh. Với tốc độ đóng tàu như hiện nay, Trung Quốc được dự báo sẽ sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực, với khả năng tiếp cận toàn cầu, và hướng tới xây dựng hải quân tầm cỡ thế giới nếu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiếp tục phát triển như hiện có.

Chỉ tới năm 2017, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay sản xuất đầu tiên trong nước, nhằm chứng tỏ sự tinh vi về kỹ thuật của các ngành công nghiệp nước này.

Tàu sân bay 50.000 tấn, có tên gọi Sơn Đông, dựa trên thiết kế lớp Kuznetsov của Liên Xô.

Tàu còn lại đang hoạt động là tàu sân bay Liêu Ninh, trọng tải 60.000 tấn, mua từ Ukraine.

Chiếc thứ 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Thông tin cho rằng, vào năm 2017, Trung Quốc đã đóng một con tàu tại nhà máy đóng tàu bên ngoài Thượng Hải, dự kiến sẽ có kích thước gần hơn với các tàu lớp Nimitz trọng tải 100.000 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ, với sàn đáp phẳng và máy phóng cho phép máy bay phóng với nhiều bom và nhiên liệu hơn.

Ngoài tàu sân bay đang hoạt động, Trung Quốc đã có trong kho vũ khí của mình hơn một chục tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc đang nỗ lực trau dồi các hoạt động tác chiến tàu sân bay nhưng được đánh giá là có ít kinh nghiệm hơn Mỹ – quốc gia đã vận hành các nhóm tác chiến tàu sân bay tích hợp trong nhiều thập kỉ nay.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép gần như đối với tất cả các vùng nước giàu năng lượng ở biển Đông. Tuyên bố của Bắc Kinh đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế cho là không có cơ sở pháp lý. Kể từ phán quyết của Tòa án, căng thẳng giữa các bên ngày càng gia tăng. Mỹ gia tăng số lượng các cuộc tập trận và tuần tra hải quân ở biển Đông, khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển. Bắc Kinh phản đối hành động này.

Đáp lại, Trung Quốc cũng bắt đầu thực hiện nhiều cuộc tập trận và tuần tra quân sự hơn.

Vào tháng 12, tàu sân bay Sơn Đông đã đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện các cuộc tập trận ở biển Đông – chỉ một ngày sau khi tàu chiến của Mỹ đi qua khu vực tương tự.

Vào tháng 1, Bắc Kinh cũng đã thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng tuần duyên của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài.

Luật Hải cảnh trao quyền “thực hiện mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí khi chủ quyền quốc gia bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm”.

Trong bối cảnh luật nhận được nhiều ý kiến phản đối từ các quốc gia khác, Trung Quốc cho biết, luật này là một biện pháp bình thường, không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới