Wednesday, January 8, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiĐến lượt Bamboo Airways xin hỗ trợ vay 5.000 tỷ

Đến lượt Bamboo Airways xin hỗ trợ vay 5.000 tỷ

Hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways kiến nghị Chính phủ Việt Nam xin được vay vốn ưu đãi dài hạn trị giá 5.000 tỷ đồng lãi suất 0%, đồng thời xin  giảm một số loại thuế, phí.

Bamboo Airways đề xuất Chính phủ cho vay ưu đãi khoảng 5.000 tỷ đồng, với lãi suất 0%.

Bamboo Airways có văn bản kiến nghị được hỗ trợ lãi suất vay các Ngân hàng thương mại với tổng hạn mức vay vốn dài hạn là 5.000 tỷ đồng, đồng thời áp dụng mức lãi suất và các điều kiện vay ưu đãi hoặc xem xét cho Bamboo Airways được tiếp cận khoản vay ưu đãi (lãi suất 0%) số tiền 5.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước Việt nam tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại như trước đó đã áp dụng với Vietnam Airline.

Trước đó, đối với Vietnam Airline, Nhà nước đã hỗ trợ, thậm chí là hỗ trợ nhiệt tình cũng là chuyện bình thường vì đó là thương hiệu quốc gia của Việt Nam, là trụ cột của ngành hàng không và có đóng góp tốt cho ngân sách nhà nước. Dĩ nhiên, khi hỗ trợ, thì hãng hàng không quốc gia này cũng phải đáp ứng những yêu cầu mang tính thị trường và minh bạch.

Đối với các hãng hàng không tư nhân, yêu cầu đầu tiên là phải theo kinh tế thị trường. Với những khó khăn mà các hãng gặp phải, trên quan điểm đối xử bình đẳng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước Việt Nam có thể xem xét hỗ trợ cho phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực, yêu cầu phát triển của xã hội cũng như đóng góp của doanh nghiệp đó cho nền kinh tế cũng như ngân sách nhà nước trong thời gian qua.

Ví dụ doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho ngân sách thì cần có hỗ trợ tương xứng khi gặp khó khăn. Ngược lại, doanh nghiệp chưa có đóng góp gì đáng kể thì cũng không nên đòi hỏi quá mức.

Khi đã theo kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu, còn nếu cần hỗ trợ vay với lãi suất 0% thì phải xem lại.

Với đề xuất của Bamboo Airways, Nhà nước Việt Nam có thể cân đối trong khả năng tài chính cũng như nhu cầu về vốn mà nền kinh tế hiện nay đang cần để xem xét mức hỗ trợ thích hợp nhằm giúp hãng bay này vượt qua khó khăn. “Tuy nhiên, không thể giống như Vietnam Airline, Bamboo không thể yêu cầu Nhà nước phải rót tiền cho mình tương tự hay ngang bằng với Vietnam airline, mà phải theo kinh tế thị trường”.

Trước đó phát biểu của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways trên báo chí, trang thông tin điện tử, hãng bay này đang có kế hoạch lên sàn trong quý III năm nay. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Khi Bamboo Airways lên sàn, nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ bao nhiêu % cổ phần tại hãng bay? Cổ phần khống chế là bao nhiêu? Và việc hỗ trợ có thực sự cần thiết?

Đối với các doanh nghiệp bình thường khác trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần, thậm chí đến 100% vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp cũng không vấn đề gì. Nhưng hàng không lại là lĩnh vực đặc biệt, có tính đặc thù cao, vấn đề an ninh được đặt lên hàng đầu, do đó phải đảm bảo sự kiểm soát của doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có quy định về vấn đề này.

Nghị định 89/20219/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện kinh doanh lĩnh vực hàng không dân dụng và kinh doanh vận chuyển hàng không, điều chỉnh quy định về sở hữu nước ngoài và điều kiện vốn kinh doanh vận chuyển hàng không.

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng ba điều kiện, gồm: Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ, cổ đông trong nước phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất và nếu cổ đông trong nước là pháp nhân có vốn nước ngoài thì phần vốn đó chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Như vậy, so với quy định trước đó, trần sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp hàng không đã được tăng thêm 4% (từ 30% lên 34%) nhưng vẫn chưa đủ để họ có quyền phủi quyết các nghị quyết của Đại hội cổ đông (theo Luật Doanh nghiệp), gây khó khăn cho quản lý điều hành của hãng hàng không Việt Nam.

Dự tính năm 2020 các hãng hàng không của Việt Nam lỗ khoảng 18.000 tỉ đồng từ hoạt động vận tải hàng không, doanh thu giảm 100.000 tỉ đồng so với năm trước. Dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu so với năm 2019 và các hãng vẫn có thể bị lỗ trên 15.000 tỉ đồng.

RELATED ARTICLES

Tin mới