Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaNhận diện mục đích, chiến lược và hành vi của TQ ở...

Nhận diện mục đích, chiến lược và hành vi của TQ ở Biển Đông (Kỳ 2)

Xuất phát từ sự trỗi dậy dường như tất yếu của Trung Quốc, rất đáng để tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc lại rất muốn kiểm soát Biển Đông và tại sao lại ở thời điểm này.

Tại sao lại là Biển Đông và tại sao lại lúc này?

Hành vi của Trung Quốc đã làm Mỹ nổi giận, ngay cả trước khi cuộc bầu cử của Donald Trump. Mỹ đã tập hợp các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc. Phản ứng khu vực này thể hiện quy tắc cân bằng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và Trung Quốc, với sự chi phối của tư duy chủ nghĩa đối với chính sách đối ngoại của mình, lẽ ra có thể đoán được phản ứng như vậy. Vậy thì tại sao trong thời gian gần đây, Trung Quốc lại trở nên hiếu chiến như vậy? Việc xác định các động cơ để lên phương án đối phó có hiệu quả là rất quan trọng. Có những lý do quân sự, nhận thức và kinh tế khiến Trung Quốc đã quyết định thực thi các yêu sách của mình trên Biển Đông, ngay cả khi Trung Quốc có thể ở vị thế tốt hơn để làm điều đó trong thời điểm 20 đến 30 năm nữa.

Về mặt quân sự, Trung Quốc đang sở hữu một chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/DA) đáp ứng đủ cả về chất lẫn lượng để ngăn không cho các lực lượng Mỹ xuất hiện gần bờ biển của mình. Hơn thế nữa, Trung Quốc đang tăng cường khả năng triển khai lực lượng trong khu vực. Những yếu tố này cộng lại có thể tạo ra một niềm tin trong nội bộ Trung Quốc (hoặc ít nhất trong một số quan chức nhất định) rằng, Trung Quốc đã có thể hiện thực hóa các yêu sách của mình ngay từ bây giờ. PLA cũng có thể cảm thấy cần thiết để chứng minh tính hiệu quả của nỗ lực hiện đại hóa diễn ra hàng thập kỷ vừa qua. Ngoài ra, nếu không có sự kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn bởi một chiến lược phong tỏa trên biển về quân sự cũng như kinh tế.

Việc kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc giúp đẩy Mỹ ra khỏi bờ biển Trung Quốc khiến những chiến lược A2/D2 như chiến lược kết hợp Không – Hải chiến trở nên thách thức hơn đối với Mỹ. Trung Quốc dễ dàng triển khai lực lượng hơn, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, để bảo vệ SSBNs qua chiến lược thành lũy. Hơn thế, Tập Cận Bình đã đặt cược tính chính đáng của mình trong việc đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới. Khi tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của Trung Quốc giảm xuống dưới 7%, và được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc, Tập Cận Bình cần một chính sách đối ngoại thành công. Biển Đông là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nhất để thách thức Mỹ do sự gần gũi với Trung Quốc và khả năng A2/D2 của Trung Quốc có thể được tận dụng tối đa nhất trong khu vực. Tất cả những điều này nằm trong nhận thức của Trung Quốc rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, về cơ bản, đã làm suy yếu Mỹ và, vì thế, đó là cơ hội lớn để chuyển giao quyền lực. Cho nên việc kiểm soát Biển Đông có thể được coi như bước đầu trong tham vọng bá quyền khu vực.

Kinh tế cũng là lợi ích thúc đẩy các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.

Ước tính trữ lượng dầu chưa khai thác đã được phát hiện ở Biển Đông từ 28 tỷ đến khoảng 213 tỷ thùng dầu. Trữ lượng đó có thể đáp ứng 60 năm nhu cầu của Trung Quốc xét theo ước tính lạc quan nhất và vượt quá lượng dầu dự trữ của mọi quốc gia trừ Ả Rập Saudi và Venezuela, theo như số liệu của BP.

Trung Quốc phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu để phát triển kinh tế và sự phụ thuộc này ngày càng tăng. Vị trí lãnh đạo của Trung Quốc trông chờ vào sự phát triển kinh tế như chìa khóa để duy trì sự ổn định và vị trí độc tôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp Trung Quốc ít bị tổn thương hơn. Tiếp cận các ngư trường cũng giúp Trung Quốc đáp ứng chế độ ăn uống giàu protein cho người dân nước này.

Một số người lập luận rằng, hành vi của Trung Quốc bị thúc ép bởi hành vi của các bên yêu sách, rằng, Trung Quốc hoặc phải đáp trả lại hoặc vĩnh viễn mất Biển Đông (viện cớ để biện minh cho các hành động Trung Quốc). Việc giải thích như thế là vô lý. Trước tiên, luật quốc tế hiện nay mang lại sự phân chia đồng đều các phần trên Biển Đông cho Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc đã tham dự trọn vẹn các cuộc đàm phán để xây dựng UNCLOS. Thứ hai, nếu Trung Quốc đã định chờ đợi, sẽ đến lúc Trung Quốc có thể mang sức mạnh kinh tế và địa lý áp đảo của mình để kiểm soát Biển Đông một cách hiệu quả như cách Mỹ đang thống trị Vịnh Mexico. Cuối cùng, Trung Quốc đã chịu đựng những nước yêu sách khoảng hơn 40 năm. Không có lý do gì mà Trung Quốc không thể trì hoàn các hoạt động của mình. Thực tế, sự hội tụ của nhiều lý do về chiến lược, nội trị, cơ hội, hệ thống quan liêu và cá tính lãnh đạo đã khiến Trung Quốc hành động ngay lúc này. Chiến lược xây dựng các đảo của Trung Quốc có những động cơ quân sự, nhận thức và kinh tế.

Việc xác định động lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là rất quan trọng bởi vì những động cơ khác nhau ngụ ý những chiến thuật khác nhau với Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ trật tự thế giới tự do. Nếu các hành vi của Bắc Kinh là mục đích của nền chính trị quan liệu, vậy thì sự kiểm soát chặt chẽ hơn bởi giới lãnh đạo trung ương đối với bộ máy quan liêu là rất quan trọng. Nếu chính người lãnh đạo cảm thấy không an toàn, Mỹ và các đồng minh có thể tái khẳng định sự công nhận đối với vị trí lãnh đạo đó. Nếu không có kinh nghiệm là một vấn đề, vậy thì những bên phản đối những bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông cần phải thận trọng, không cho phép các cuộc khủng hoảng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Mặt khác, nếu chính sách trên Biển Đông của Trung Quốc là một chiến lược đã dự tính trước, sự răn đe và kháng cự có lẽ là cách đáp trả tốt nhất. Và, nếu thực tế là sự kết hợp của những động lực này, chiến lược phản ứng cần phải khéo léo. Cho đến nay, những chiến thuật của Mỹ và đồng minh cũng như các bên yêu sách khác đang mơ hồ, thể hiện sự bất đồng trong nhận thức về những động cơ của Trung Quốc, vì thế, đáp trả một cách thiếu hiệu quả. Trên tất cả, đó là sự yếu đuối và tê liệt của nền chính trị Mỹ, những điều đó chắc chắn chính là sự lý giải cho tham vọng của Trung Quốc. Việc kiểm soát trên Biển Đông cũng đạt được một mục tiêu chiến lược lớn hơn: sự loại bỏ những trung tâm quyền lực cạnh tranh và tất yếu dẫn tới sự ra đời của bá quyền khu vực.

Theo đó, Trung Quốc có động cơ để chiếm giữ và kiểm soát Biển Đông và thực hiện tại thời điểm hiện tại. Một nghiên cứu sâu hơn về chiến lược của Trung Quốc tiết lộ sự phản đối trên diện rộng đối với hệ thống quốc tế và những quy tắc của hệ thống đó. Việc làm đầu tiên Trung Quốc là phải cô lập khu vực khỏi những bên cạnh tranh khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới