Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ chưa dám tấn công Đài Loan

Vì sao TQ chưa dám tấn công Đài Loan

New York Times dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ nói: “Ông Tập Cận Bình lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan sẽ phá hủy dây chuyền sản xuất của TSMC”, đó là cái giá quá đắt đối với Bắc Kinh.

Theo trang tin Đa Chiều (Dwnews) ngày 8/6 dẫn nguồn của báo Mỹ New York Times ra ngày 7/6 cho rằng, khi mọi người ngày càng lo ngại Trung Quốc đại lục có thể mưu đồ dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, các cơ quan tình báo Mỹ đã nhận định rằng ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc luôn lo ngại về việc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan.

Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng sự do dự của Tập Cận Bình về vấn đề Đài Loan là do lo ngại dây chuyền sản xuất của TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company), nhà sản xuất chip đứng đầu toàn cầu, có thể bị phá hủy.

Nếu dây chuyền sản xuất của TSMC bị phá hủy, nó sẽ hủy hoại các kế hoạch phát triển công nghệ tiên tiến của chính Trung Quốc và kết quả này cũng sẽ làn tan tành phần lớn chiến lược máy tính và viễn thông của Trung Quốc. Một quan chức tình báo Mỹ nói, nguy cơ này là quá lớn đối với ông Tập Cận Bình.

Theo bài báo, Công ty TSMC “rất kỳ quặc” vì một số nhà máy của TSMC ở Đài Loan cung cấp sản phẩm cho các nhà sản xuất của Trung Quốc đại lục, trong khi các nhà máy khác lại cung cấp sản phẩm cho các hãng sản xuất ở các nước phương Tây.

Vị thế của TSMC trong việc đồng thời cung cấp hàng cho cả Trung Quốc và phương Tây đã làm gia tăng cuộc đấu tranh giữa Bắc Kinh và Washington trong vấn đề bảo vệ Đài Loan.

Vì vậy, vào năm cuối của chính quyền Donald Trump, họ đã bắt đầu tranh thủ thu hút TSMC xây dựng các cơ sở lớn hơn trên đất Mỹ.

Thượng viện Mỹ dự kiến trong tuần này ​​sẽ bỏ phiếu về dự luật chính sách công nghiệp quy mô lớn. Với nguy cơ cạnh tranh ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa dự kiến ​​sẽ từ bỏ những định kiến ​​chính trị lẫn nhau và ủng hộ chính phủ liên bang đầu tư mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân và củng cố ưu thế về sản xuất và công nghệ của Mỹ; trong đó chất bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi lần này.

Dự luật này bao gồm 52 tỷ USD trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ và 195 tỷ USD khác được đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khoa học. Mục đích của chương trình trợ cấp ngành bán dẫn là tăng cường năng lực sản xuất chip trong nước của Mỹ và thu hút hãng sản xuất hàng đầu nước ngoài xây dựng các nhà máy chế tạo tấm wafer tiên tiến tại Mỹ.

Vậy Trung Quốc đại lục có thời gian biểu cho việc thống nhất Đài Loan không? Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) đã trả lời về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin Mỹ AP vào ngày 16/4.

Ông Lạc Ngọc Thành nói: “Sự thống nhất quốc gia của Trung Quốc là một tiến trình lịch sử và xu thế chung không thể ngăn cản và không ai hay bất kỳ thế lực nào có thể ngăn cản được. Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép Đài Loan độc lập; lập trường bảo vệ chủ quyền, an ninh và thống nhất quốc gia của Trung Quốc là không thể lay chuyển. Trung Quốc nguyện làm hết sức mình để phấn đấu cho viễn cảnh hòa bình thống nhất, đồng thời không cam kết từ bỏ các lựa chọn khác và sẽ không có bất cứ lựa chọn nào bị loại trừ”. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực với Đài Loan – điều mà Mỹ và các nước phương Tây muốn thấy.

Ông Ken Teizo Moritsugu, Giám đốc Tin tức của AP ở khu vực thế giới Hoa ngữ truy hỏi: “Nói cách khác, Trung Quốc không có thời gian biểu cho sự thống nhất Đài Loan. Liệu tình trạng hiện nay có thể tiếp diễn trong nhiều năm nữa?”.

Lạc Ngọc Thành nói: “Đây là một tiến trình lịch sử”.

RELATED ARTICLES

Tin mới