Trong nhiều năm các cường quốc hy vọng hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhằm giúp cho quốc gia hơn một tỷ dân thoát khỏi đói nghèo.
Chính sách cởi mở của các nước với hy vọng trước hết vì đời sống của hơn một tỷ dân Trung Quốc, đồng thời qua đó hy vọng Bắc Kinh sẽ cùng với các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, tiến gần tới những giá trị dân chủ, bình đẳng của các nước có nền kinh tế khoa học – công nghệ phát triển.
Nhưng ngược lại, Trung Quốc lại lợi dụng sự cởi mở của các nước để thực thi chính sách chỉ vì quyền lợi của Trung Quốc, bất chấp quyền lợi của các nước bằng những thủ đoạn “bỉ ổi”.
Trung Quốc thực thi việc đánh cắp bản quyền, ào ạt làm hàng nhái giá rẻ đối với các nước phát triển; với chiêu bài giúp đỡ đầu tư vào các nước kém phát triển, đưa họ vào bẫy nợ của Trung Quốc. Không chỉ dùng thủ đoạn “bỉ ổi” trong kinh tế mà Trung Quốc còn thực thi chính sách bành trướng nhất là bành trướng trên biển bất chấp mọi quy định của Luật pháp Quốc tế. Điển hình là Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích trên Biển Đông xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nhiều nước. Phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp các đảo mà họ cướp được, biến thành căn cứ quân sự nhằm khống chế con đường hàng hải quan trọng trên Thái Bình Dương.
Sau một thời gian dài bị Bắc Kinh lừa gạt, dần dần các quốc gia đã nhận ra bộ mặt thật của Bắc Kinh với những âm mưu đen tối nhằm vươn lên thống trị thế giới. Không chỉ Mỹ, Nhật, Úc mà các nước lớn bắt đầu đoàn kết chống lại sự trỗi dậy bẩn thỉu của Trung Quốc. Tại Hội nghị G7 các quốc gia đã nhất trí trong việc đánh giá về sự bành trướng của Trung Quốc và thống nhất trong hành động. EU đã thay đổi chiến lược nhằm tăng cường sự hiện diện và hành động ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ngày 18 tháng 6 trong bài phát biểu trước tiểu ban An ninh và Quốc phòng của Nghị viên Châu Âu (EU), Bộ trường Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã kêu gọi Liên minh Châu Âu củng cố cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, phải cùng nhau hợp tác chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Kishi cũng chỉ trích Trung Quốc vì “nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng hành vi cưỡng chế”, đồng thời tìm cách quân sự hóa các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Từ sự đoàn kết chống Trung Quốc của các nước lớn đã làm cho các nước trong khu vực vững tâm và kiên quyết hơn khi buộc phải đối đầu với Trung Quốc. Ông Liu Weidong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng trong những tháng gần đây Nhật Bản đã thực thi đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc và Nhật Bản không còn thấy cần thiết phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Sự đoàn kết và kiên quyết hành động ngăn chặn bá quyền Trung Quốc của các nước lớn đang làm cho Bắc Kinh lồng lộn, nhưng Bắc Kinh chắc chắn sẽ lập lại thủ đoạn cũ là phớt lờ các nước và bất chấp luật pháp Quốc tế.