Friday, January 17, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCơn ác mộng ‘Vành đai Con đường’ của TQ

Cơn ác mộng ‘Vành đai Con đường’ của TQ

Theo bài viết trên trang Vision Times, để mở rộng ảnh hưởng của mình ra cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đã đưa ra Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, trong quá trình đó, tranh chấp đã liên tục xảy ra, một số nước tham gia đã rơi vào bẫy nợ, giờ đây, có thông tin cho rằng sự hợp tác của Bắc Kinh với nước Cộng hòa Costa Rica và nước Cộng hòa Panama không được suôn sẻ, điều này đã khiến thế giới bên ngoài đặt câu hỏi rằng “Vành đai và Con đường” phải chăng đã vấp phải trở ngại ở Trung Mỹ.

Theo báo cáo của “Deutsche Welle”, vào đầu tháng này, truyền thông địa phương của Costa Rica đã tiết lộ rằng kế hoạch xây dựng đại lộ Limon do Trung Quốc nhận thầy nếu tính theo hợp đồng thì phải được hoàn thành trong vòng một năm, nhưng công ty TNHH Kỹ thuật Công trình Gang Wan Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tuyên bố rằng, đến tháng 5/2022, bất kể tiến độ của dự án dù có thế nào, thì Costa Rica phải ký lại hợp đồng và xin một khoản vay mới từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Công trình công cộng của Costa Rica, ông Roldolfo Mendez, đã đặc biệt nhấn mạnh rằng ông sẽ không bao giờ chấp nhận đề xuất này. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông cũng đưa ra một số câu hỏi, trước hết là nghi ngờ liệu Tập đoàn Gang Wan của Trung Quốc có thể hoàn thành dự án trong vòng một năm như đã thỏa thuận hay không; thứ hai, tại sao phải thương lượng lại hợp đồng với một công ty đã tỏ thái độ rằng nó sẽ rút lui giữa chừng. Tập đoàn Gang Wan của Trung Quốc vẫn chưa có phản hồi về vấn đề này.

 Theo báo cáo, tình trạng ở Panama thực chất là do vấn đề tiến độ công trình bị chậm, năm 2013, chính quyền Panama đã ký thỏa thuận phát triển cảng container và cảng biển Panama (PCCP); năm 2016, hai tập đoàn là Thượng Hải Quốc Chi Kiệt và Tập đoàn Lam Kiều đã góp vốn mua lại dự án này, và tổ chức lễ động thổ vào năm 2017. Thời điểm đó, Tập đoàn Lam Kiều cũng đã mạnh miệng khoe rằng dự án sẽ mang lại cho người Panama rất nhiều cơ hội kinh tế, và thậm chí có thể hình thành hành lang kinh tế hàng hải “Vành đai và Con đường”.

Tuy nhiên, 4 năm sau, số tiền đầu tư thực tế của Tập đoàn Lam Kiều còn chưa đến 16,6% so với thỏa thuận, hơn nữa còn nợ tiền thuê đất và phí bảo đảm; còn người điều hành thực tế của Tập đoàn Quốc Chi Kiệt – ông Cao Thiên Quốc, năm 2020 đã bị bắt ở Thượng Hải vì cung cấp các khoản vay bất hợp pháp. 

Báo cáo kết luận rằng thuận theo thời gian trôi qua, các vụ hợp tác được ký kết giữa Trung Quốc và các nước Trung Mỹ đã dần có kết quả, nhưng kết quả là kênh đào Nicaragua, cảng biển Colon và xa lộ Limon đều thất bại.

Xem xét và hủy bỏ “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”

Mặc dù sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước tham gia nhằm cải thiện kết nối của Trung Á, Châu Âu và Châu Phi, từ đó giúp gia tăng đáng kể hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính sách ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh, hành động xâm chiếm hầu hết Biển Đông cho đến các chính sách bành trướng khác đã khiến nhiều nước phải xem xét lại sự ủng hộ trước đây của họ đối với sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” này.

Ngày 13/6, Thủ tướng Ý Mario Draghi tiết lộ tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G-7 rằng Ý sẽ xem xét kỹ lưỡng “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” do chính quyền Trung Quốc đề xuất, và cáo buộc rằng Bắc Kinh là một chính phủ độc tài không tôn trọng các quy tắc đa phương.

 Bà Fiame Naomi Mataafa, nữ thủ tướng đầu tiên của đảo quốc Samoa ở Nam Thái Bình Dương, tuyên bố rằng sau khi nhậm chức, bà sẽ gác lại dự án phát triển cảng khổng lồ theo sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, cũng chính là bến cảng Vaiusu vốn đã tiêu tốn 100 triệu đô-la Mỹ. Đây không chỉ là một thay đổi lớn trong lập trường của đảo quốc này đối với Trung Quốc mà còn là một bước lùi khác đối với sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh.

Bà Mataafa chỉ ra rằng Samoa đã nợ Trung Quốc một khoản nợ khổng lồ, điều này khiến người dân phải chịu áp lực rất lớn. Bắc Kinh là quốc gia chủ nợ lớn nhất của Samoa, nhưng dân số Samoa chỉ khoảng 200.000 người và nợ của Trung Quốc vào khoảng 160 triệu đô-la Mỹ, chiếm 40% nợ nước ngoài của nước này.

Ngày 21/4, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne trong một tuyên bố cho biết, bà đã quyết định hủy bỏ 4 thỏa thuận, trong đó có 2 thỏa thuận đã đạt được giữa tiểu bang  Victoria và Bắc Kinh vào năm 2018 và 2019 theo nghị định thư. Bà Paine nói rằng theo Dự luật Quan hệ Đối ngoại của Úc năm 2020, cả 4 thỏa thuận này đều không phù hợp hoặc không có lợi cho chính sách đối ngoại của nước Úc. Cùng ngày, chính quyền New South Wales cũng tuyên bố rằng tiểu bang này đã đình chỉ hai dự án liên quan đến khai thác mỏ than.

Pakistan đang lâm vào khủng hoảng nợ và yêu cầu giảm nợ bị từ chối?

Pakistan hiện đang trong khủng hoảng nợ nần. Theo khuôn khổ của Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, khoản nợ của Pakistan đối với các dự án năng lượng do Bắc Kinh tài trợ đã vượt quá 31 tỷ đô-la Mỹ. Đối với khoản nợ 3 tỷ đô-la Mỹ sắp đến thời  hạn phải trả, Pakistan đã xin Trung Quốc bỏ qua, nhưng Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ. Hiện, Pakistan đã bước vào “vùng nguy hiểm” của món nợ có chủ quyền

Montenegro rơi vào bẫy của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ EU

Montenegro, một quốc gia vùng Balkan, đã rơi vào bẫy nợ “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ với khoản nợ lên tới 4,33 tỷ Euro, chiếm 103% GDP của cả nước. Về vấn đề này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế từng cho rằng nước này không có khả năng gánh thêm các khoản nợ mới. Montenegro đã yêu cầu EU hỗ trợ trả nợ, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu cho biết họ có thể tài trợ cho quốc gia này thông qua các chương trình đầu tư.

 Sri Lanka không trả được nợ, buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược trong 99 năm

Mặc dù các nước dọc theo “Vành đai và Con đường” đã nhận được số tiền khổng lồ và cơ sở hạ tầng mới giúp các nước này giao thương cũng như xuất nhập khẩu với Trung Quốc dễ dàng hơn, nhưng người ta nghi ngờ rằng các nước nghèo có thể rơi vào bẫy nợ như Sri Lanka. Do không có khả năng trả các khoản vay, vào tháng 12/2017, Chính phủ Sri Lanka rốt cuộc đã chính thức bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm.

Thị trấn Hambantota nằm ở vị trí rất chiến lược, chỉ cách tuyến vận tải đường biển sống còn trên Ấn Độ Dương vài dặm về phía bắc. Đây cũng là tuyến vận tải đường biển mà hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua. Một cảng biển ở đây sẽ là yếu tố “điểm xuyết” quan trọng cho “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc bắt đầu “xâu kết” lại dọc theo cái mà họ gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”.

Theo một số chuyên gia quốc tế, bản hợp đồng cho thuê cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và những quốc gia khác cũng đang nợ tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận liên quan tới việc phải hi sinh cả quyền chủ quyền ở một số vùng lãnh thổ hay tài sản quốc gia chỉ để… trừ nợ.

Ông Constantino Xavier, một học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi, cho rằng sự lệ thuộc vì nợ nần của Sri Lanka với Trung Quốc dẫn tới bản hợp đồng cho thuê cảng biển chiến lược là hồi chuông cảnh tỉnh với một số quốc gia. Ông nói: “Các nước trong khu vực bắt đầu nhận ra những cái giá về lâu dài họ phải trả từ những cam kết đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh”.

RELATED ARTICLES

Tin mới