Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tự "vác đá ghè chân mình"

TQ tự “vác đá ghè chân mình”

Liên quan đến bài viết có tiêu đề “ĐCSTQ đang tự đào cho mình cái hố to bằng nước Úc” của Tiến sĩ John Lee đăng trên trang The Hill, chuyên gia các vấn đề thời sự Vương Hữu Quần cũng nhìn nhận rằng ĐCSTQ không chỉ thất bại trong việc dọa nạt nước Úc, mà còn tự rơi vào cái hố do chính mình tự đào sẵn. Dưới đây là đôi chút nhận định của tác giả.

Úc là quốc gia đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, động thái này vô hình trung đã chọc đúng chỗ đau đớn nhất của ĐCSTQ. ĐCSTQ ngay lập tức đã tung ra đòn trả đũa đối với Úc về mọi mặt. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, sự trả đũa này đã thất bại một cách toàn diện.

Trả đũa kinh tế đã thất bại

Kể từ tháng 4 năm ngoái, ĐCSTQ đã liên tục thông qua các biện pháp trừng phạt đối với các mặt hàng của Úc, nào như lúa mạch, lúa mì, len sợi, thịt bò, than đá, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu vang, bia, v.v., thậm chí còn cấm chỉ người dân Trung Quốc sang Úc học tập hoặc du lịch. Vào ngày 6/5 năm nay, Trung Quốc đã đình chỉ “vô thời hạn” mọi hoạt động trong khuôn khổ “Đối thoại Kinh tế Chiến lược giữa Trung Quốc và Úc”.

Tuy nhiên, số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/1 cho thấy, năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đạt 148 tỷ đô-la Úc, chỉ kém 6 tỷ đô-la Úc so với mức kỷ lục cao nhất là 154 tỷ đô la-Úc vào năm 2019, và vẫn cao hơn gần 10% so với năm 2018.

Ngày 2/6, số liệu do Cục Thống kê Úc công bố cho thấy nền kinh tế của Úc đã phục hồi mạnh mẽ trong quý I năm nay, các nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng sẽ là 1,5%, tuy nhiên kết quả thực tế lại là 1,8%. Xuất khẩu của Úc đã tăng trưởng trên diện rộng, điều này đã loại bỏ hoàn toàn những rủi ro do các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ gây nên.

Úc đã nỗ lực hết sức để mở rộng các thị trường thay thế mới như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Philippines, Pakistan, Hà Lan và Mexico,… và đã đạt được những thành quả đáng kể.

Roland Rajah, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Lowy nhận định, than đá là mặt hàng có hiệu quả tốt nhất trong sự đột phá lệnh cấm của ĐCSTQ. Đến tháng 1 năm nay, nếu tính theo năm thì giá trị than xuất khẩu của Úc đã tăng thêm 9,5 tỷ USD so với trước khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm.

Tự khiêng đá nện chân mình

Năm 2019, 67% quặng sắt của Trung Quốc là nhập khẩu từ Úc. Hơn nữa, Úc nắm quyền định giá quặng sắt toàn cầu. Trung Quốc đã phát động chiến tranh thương mại với Úc, khiến giá quặng sắt tăng ngay lập tức. Giá quặng sắt đã tăng gấp đôi trong suốt năm 2020, trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ tấn quặng sắt mỗi năm, giá quặng sắt tăng cao khiến các ngành công nghiệp sắt thép và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc kêu khổ không thôi. Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 713 triệu tấn quặng sắt từ Úc, vẫn chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu từ nước này.

Sau khi ĐCSTQ cấm nhập khẩu than của Úc, hàng chục thành phố và ít nhất 4 tỉnh ở Trung Quốc đã phải thực hiện các biện pháp cắt giảm điện. Các tỉnh như: Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải đã xảy ra tình trạng mất điện, khiến giá than ở Trung Quốc tăng mạnh.

Một lĩnh vực khác bị thiệt hại là nông nghiệp. Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp và Kinh tế, Tài nguyên và Khoa học Úc vào cuối năm ngoái cho thấy mặc dù ĐCSTQ áp thuế cao đối với lúa mạch của Úc khiến Úc thiệt hại khoảng 330 triệu đô-la Úc, nhưng do ngành công nghiệp sản xuất bia Trung Quốc lại phụ thuộc nhiều vào lúa mạch của Úc, thế nên mức thiệt hại tiềm tàng của Trung Quốc lên tới 3,6 tỷ đô-la Úc.

Trừng phạt Úc nhưng vẫn không thể thoát khỏi việc truy xuất nguồn gốc virus

ĐCSTQ đã cố gắng sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để buộc Úc phải im lặng trong việc truy xuất nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng hành động này đã phản tác dụng. Đề nghị ​​của chính phủ Úc đã được cộng đồng quốc tế hưởng ứng rộng rãi.

Trước Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm nay, cộng đồng quốc tế có những lời kêu gọi mạnh mẽ đối với các cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus. Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ra tuyên bố yêu cầu các cơ quan tình báo Mỹ phải nộp báo cáo về nguồn gốc virus cho ông trong vòng 90 ngày.

Úc nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo

Ngày 11/6, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Anh, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã được mời tham dự và trao đổi thành công với các nhà lãnh đạo của 7 nước về mối đe dọa của ĐCSTQ. Ngày 15/6, Úc và Anh đã công bố ký kết hiệp định thương mại tự do. Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Úc rằng, “Chúng tôi đứng về phía các bạn”. Sau cuộc gặp, Thủ tướng Úc nói rằng tất cả các nước G7 đều ủng hộ lập trường của Úc đối với ĐCSTQ.

Tuyên bố chung được đưa ra sau khi ông Biden tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh NATO và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Âu, tất cả đều coi ĐCSTQ là mục tiêu quan trọng của cuộc tấn công. Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada trong nhóm G7 là bảy quốc gia tư bản phát triển nhất trên thế giới; NATO có 30 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên. Ba Hội nghị thượng đỉnh này hoàn toàn không phải là “những vòng tròn nhỏ” như cách gọi của ĐCSTQ, mà là một vòng vây khổng lồ xuyên Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đối với ĐCSTQ.

Nguyên nhân khiến ĐCSTQ trả đũa Úc thất bại

Sở dĩ ĐCSTQ chọn Úc làm mục tiêu vì Úc phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khoáng sản, năng lượng và nông sản, cứ mỗi đô-la Mỹ hàng hóa xuất khẩu của Úc, thì hơn một phần ba trong số đó được xuất khẩu sang Trung Quốc. Từ góc độ thương mại, điều này khiến Úc trở thành nền kinh tế dựa vào thị trường Trung Quốc nhiều nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, bên này không được thì chọn bên kia. Ngoài thị trường Trung Quốc, Úc còn có một thị trường rộng lớn hơn. Các vấn đề gây ra bởi các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với Úc đã nhanh chóng được các thị trường bên ngoài Trung Quốc chào đón. Đặc biệt, ĐCSTQ phụ thuộc rất nhiều vào quặng sắt của Úc. Dù có tung hoành thế nào, ĐCSTQ cũng không dám trừng phạt quặng sắt của Úc, ngược lại còn phải mua quặng sắt của Úc với giá cao.

Điều quan trọng nhất là Úc có nhiều sự giúp đỡ hơn từ những nước khác, trong khi ĐCSTQ đã lạc lối và có được rất ít sự giúp đỡ.

ĐCSTQ thù hận các nước tư bản, nó muốn vượt qua và thay thế chủ nghĩa tư bản và thành lập cái gọi là “cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh” do ĐCSTQ lãnh đạo. Dưới sự kiểm soát của hệ tư tưởng này, chính quyền Trung Quốc đã cưỡng chế thay đổi “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông thành “một quốc gia, một chế độ”; sau đó, nó lại không ngừng tạo đà để cố gắng giành lấy Đài Loan – một quốc đảo tự do dân chủ theo đường lối tư bản chủ nghĩa.

Chính quyền Trung Quốc tin rằng Úc chính là “quả hồng mềm” trong thế giới tư bản chủ nghĩa, và nó cố gắng buộc Úc phải đầu hàng thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong khi Hồng Kông, Đài Loan và Úc đồng tâm hiệp lực phản công từ ba phía, thì các nhà ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ cũng ra sức vùng vẫy chiến đấu chống lại các nước tư bản khác như Hoa Kỳ.

Cho đến nay, ĐCSTQ không có một người bạn thực sự trên thế giới, và đã rơi vào tình trạng rất cô lập. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã không đi ra nước ngoài trong suốt 18 tháng qua.

Chính phủ Úc giữ vững các giá trị phổ quát của tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của thế giới tự do do Hoa Kỳ đứng đầu. ĐCSTQ càng gia tăng đàn áp thì sự ủng hộ của thế giới tự do đối với Úc lại càng mạnh mẽ, và cuối cùng, nó sẽ tự biến mình thành kẻ thù chung của toàn nhân loại.

RELATED ARTICLES

Tin mới