Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐiểm tinBất chấp TQ, Nhật vẫn viện trợ 1,13 triệu liều vắc-xin cho...

Bất chấp TQ, Nhật vẫn viện trợ 1,13 triệu liều vắc-xin cho Đài Loan

Ngày 8/7, 1,13 triệu liều vắc-xin AstraZeneca của Nhật Bản gửi tặng đã đến Đài Loan. Đây là  lần thứ 2 Nhật Bản viện trợ vắc-xin cho Đài Loan, sau lần viện trợ đầu tiên vào ngày 4 tháng 6 với 1,24 triệu liều vắc-xin AstraZeneca. Việc Nhật Bản cung cấp vắc-xin miễn phí cho Đài Loan hai lần chỉ trong hơn một tháng cho thấy điều gì?

Theo góc nhìn của chuyên gia các vấn đề thời sự Vương Hữu Quần, điều này ít nhất đã nói rõ bốn điểm:

Thứ nhất, người Nhật Bản vẫn luôn biết ơn người dân Đài Loan

Hai lần Nhật Bản tặng vắc-xin cho Đài Loan đều thể hiện lòng biết ơn của Nhật Bản đối với sự hỗ trợ của Đài Loan trong trận động đất lớn ngày 11/3/2011.

Vào ngày 6/7, khi Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi công bố quyết định này, ông nói rằng hơn 10 năm trước, khi Nhật Bản xảy ra trận động đất lớn, Đài Loan là quốc gia đầu tiên đã hỗ trợ Nhật Bản và sự giúp đỡ rất nồng nhiệt, vậy nên giờ đây khi người dân Đài Loan đang gặp khó khăn, Nhật Bản rất mong muốn được hỗ trợ vắc-xin giúp Đài Loan ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ở Nhật Bản, kèm theo sóng thần, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo và các tác động kinh tế lớn. Chính phủ và người dân Đài Loan đã quyên góp ít nhất 20 tỷ yên, đứng đầu thế giới, vượt qua tổng số quyên góp của 93 quốc gia khác. Hơn 1.000 nghìn tấn vật tư cứu trợ được gửi từ Đài Loan. Chính phủ và người dân Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ điều này.

Thứ hai, người dân Nhật Bản trân trọng mạng sống của người Đài Loan

Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng sự an toàn của tính mạng con người là vấn đề tối quan trọng, vượt lên trên lợi ích của cá nhân, đảng phái và quốc gia. Đây cũng là ý nghĩa của Hội chữ thập đỏ một lòng cứu người bị thương trên chiến trường, không phân địch ta, đây là chủ nghĩa nhân đạo.

Do ĐCSTQ che giấu đại dịch, COVID-19 đã lây lan từ Vũ Hán ra toàn thế giới. Tính đến ngày 7/7/2021, có 185 triệu người đã bị nhiễm bệnh tại 192 quốc gia trên thế giới và hơn 4 triệu người đã chết. Đây là lần thảm họa có số người chết lớn nhất thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.

Vào giữa tháng 5 năm nay, số ca bệnh ở Đài Loan bất ngờ tăng đột biến. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm chỉ huy phòng dịch Đài Loan, tính đến ngày 24/5, số người được tiêm chủng ở Đài Loan là 302.698 người, tức là chưa đến 1% dân số cả nước. Tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt đã trở thành một trong những chìa khóa phòng chống dịch của Đài Loan.

Theo ông Trần Thời Trung, Giám đốc Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Đài Loan, vào ngày 20/8 năm ngoái, Đài Loan đã bắt đầu đàm phán với công ty BioNtech của Đức để mua 5 triệu liều vắc-xin, nhưng đã bị Trung Quốc can thiệp, khiến quốc đảo này không đạt được thỏa thuận mua vắc-xin.

Ngay trong thời khắc “nước sôi lửa bỏng” liên quan đến tính mạng và an toàn của người dân Đài Loan, Nhật Bản đã mở rộng vòng tay giúp đỡ bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Theo bản tin của tờ “Thượng Báo” của Đài Loan, sau khi biết Nhật Bản hỗ trợ vắc-xin cho Đài Loan, ĐCSTQ đã cảnh báo Nhật Bản về “nguy cơ” của hành động này với cái gọi là “vi phạm nguyên tắc một Trung Quốc. ”Thái độ cứng rắn của ĐCSTQ đã khiến các quan chức ngoại giao Nhật Bản không khỏi kinh ngạc rằng, “Tại sao ĐCSTQ vẫn nói về ‘một Trung Quốc’ trong khi mạng sống của biết bao người dân đang bị đe dọa?”.

Thứ ba, chiến lược của Nhật Bản đối với Đài Loan đã thay đổi

Về vấn đề Đài Loan, thái độ lâu dài của Nhật Bản là tránh đối đầu với chính quyền Trung Quốc càng nhiều càng tốt, cố gắng hết mức sao cho không làm mất lòng Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã ngang nhiên vứt bỏ lời hứa trong Tuyên bố chung Trung-Anh về vấn đề Hồng Kông, cưỡng chế đưa ra Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, biến Hồng Kông từ “một quốc gia, hai  chế độ” thành  chế độ độc tài độc đảng”. Sau Hồng Kông, Đài Loan trở thành mục tiêu tiếp theo mà Trung Quốc nhắm tới.

Áp lực quân sự đối với Đài Loan đã leo thang đến mức lớn nhất trong 40 năm qua. Ngoài máy bay quân sự, tàu chiến và tàu sân bay quấy rối Đài Loan, hơn 30 cuộc diễn tập quân sự đã được tổ chức từ Biển Bột Hải đến Hoàng Hải, từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông. Các phần tử cực tả trong ĐCSTQ không ngừng kêu gọi “thống nhất Đài Loan bằng vũ lực”; hòa bình và ổn định lâu dài ở eo biển Đài Loan đã bị ĐCSTQ đơn phương phá vỡ, thậm chí có người còn nhầm tưởng rằng Đài Loan đã trở thành nơi nguy hiểm nhất trên thế giới do tuyên truyền của ĐCSTQ.

Đài Loan nằm ở vị trí then chốt trong Chuỗi đảo đầu tiên ở bờ biển lục địa Đông Á. Chuỗi đảo đầu tiên bắt đầu ở phía bắc từ quần đảo Kuril, đi qua Đài Loan ở phía nam và đến đảo Borneo, bao gồm Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương ở Biển Đông. Đây là khu vực quan trọng đối với thế giới tự do do Hoa Kỳ đứng đầu nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc mở các cuộc tấn công vào Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, nó có thể cắt đứt “huyết mạch trên biển” của Nhật Bản trong việc vận chuyển dầu từ Trung Đông qua eo biển Malacca đến Biển Đông, rồi từ Biển Hoa Đông đến Nhật Bản.

Cảng Tô Áo của Đài Loan chỉ cách “Đảo Yonaguni” của Nhật Bản 110 km. Nếu ĐCSTQ thắng Đài Loan, nó có thể đe dọa trực tiếp đến an ninh nội địa của Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã tuần tra quần đảo Điếu Ngư, quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thường xuyên hơn, lên đến hơn 333 ngày vào năm 2020. Vào ngày 1/2 năm nay, “Luật Cảnh sát Hàng hải” của Trung Quốc đã được thực thi. Đạo luật quy định rằng cảnh sát biển của Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí. Điều này làm tăng đáng kể khả năng xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc chiến.

Nếu Trung Quốc thâu tóm được Đài Loan sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược toàn cầu và đặt Nhật Bản trực tiếp dưới sự đe dọa của Trung Quốc. Nhật Bản và Đài Loan đều có chung cảm giác “môi hở răng lạnh”.

Đến năm 2021, chiến lược của Nhật Bản đối với Đài Loan sẽ thay đổi từ mơ hồ sang rõ ràng: Từ quan điểm của chính phủ Nhật Bản, duy trì an ninh của Đài Loan cũng bằng như duy trì an ninh của chính Nhật Bản vậy.

Thứ tư, ĐCSTQ là lực đẩy lớn nhất khiến Nhật Bản phải giúp đỡ Đài Loan

Trung Quốc có tổng cộng hơn 2 triệu quân, với bom nguyên tử, bom khinh khí và tên lửa xuyên lục địa, có thể nói Trung Quốc là “nắm đấm lớn”; Đài Loan là vùng đất của đầu đạn, không có vũ khí hạt nhân và chỉ là  “nắm đấm nhỏ”. Tuy nhiên, Đài Loan là “một luồng sức mạnh của sự thiện lương, một hình mẫu của nền dân chủ và một đối tác đáng tin cậy” trên trường quốc tế.

Nếu không có sự quấy nhiễu liên tục của Trung Quốc, Đài Loan có thể đã là một trong những nơi hạnh phúc nhất trên thế giới. 23 triệu người ở Đài Loan được hưởng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, “nắm đấm lớn” Trung Quốc lại không ngừng bắt nạt “nắm đấm nhỏ” Đài Loan.

Trung Quốc đàn áp Đài Loan càng gay gắt, thì càng nhiều quốc gia thêm chán ghét Trung Quốc và càng ủng hộ Đài Loan hơn.

Chính từ khi ĐCSTQ đàn áp Đài Loan từ mọi phương diện, mối quan hệ giữa Mỹ-Đài đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm; mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan tiếp tục nồng ấm  và cũng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã làm quá nhiều việc ngốc nghếch “phản tác dụng”. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đánh mất khả năng tự phản tỉnh. ĐCSTQ nếu vẫn tiếp tục làm như vậy, thì sẽ càng đẩy nhiều quốc gia vào thế đối lập với chính nó.

Như vậy, 1,13 triệu liều vắc-xin do Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan là gì? Đó là các giá trị phổ quát về tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền mà Nhật Bản và Đài Loan cùng hướng đến, bao gồm việc tôn trọng quyền con người, lòng biết ơn, lấy thiện đãi người, trân trọng mạng sống và sự quan tâm lẫn nhau giữa trên các giá trị nhân văn.

Chỉ cần người dân Đài Loan luôn giữ vững các giá trị phổ quát, chắc chắn sẽ có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới