Monday, November 18, 2024
Trang chủQuân sựĐây mới là sự thật về “119 giếng phóng tên lửa liên...

Đây mới là sự thật về “119 giếng phóng tên lửa liên lục địa” của TQ

Truyền thông quốc tế rúng động bởi tin trên tờ Washington Post về những bức ảnh vệ tinh chụp các “giếng phóng tên lửa” ở sa mạc Ngọc Môn. Tờ Tin tức Tham khảo ngày 6/7 đã đăng bài giễu cợt truyền thông Mỹ.

Bài báo đăng trên tờ Tin tức Tham khảo của hãng thông tấn chính thức Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 6/7 viết, có một câu chuyện được lan truyền rộng rãi trên Internet: vào đầu những năm 1960, CIA đã phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh nhiều “giếng phóng tên lửa hạt nhân” ở khu vực miền núi phía tây Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhà Trắng hoảng sợ nhanh chóng ra lệnh tiếp tục điều tra thêm. Sau khi tiêu tốn rất nhiều sức người và sức của, cuối cùng CIA đã đi đến kết luận: đó không phải là các “giếng phóng tên lửa hạt nhân”, mà chỉ là một quần thể nhà làm bằng đất (Tulou – thổ lâu) của người Khách Gia (Hakka) mà thôi!

Thế nhưng vài ngày nay, giới truyền thông Mỹ lại đưa ra một câu chuyện ly kỳ hơn. Tờ Washington Post mới đây đưa tin, các nhà nghiên cứu tại “James Martin Center for Nonproliferation Studies” (Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin) của Mỹ qua xem xét các bức ảnh vệ tinh thương mại, đã phán đoán rằng Trung Quốc đang xây dựng một số lượng lớn các giếng phóng (silos) tên lửa đạn đạo liên lục địa ở sa mạc gần thành phố Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc.

Bao nhiêu giếng phóng? Người ta nói rằng có tới 119 cái. Báo này dẫn lời ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Dự án Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á của Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, nói rằng các công trình này có thể được thiết kế cho tên lửa đạn đạo liên lục địa Dongfeng-41 và quy mô của nó là “không thể tin được”. Ông Lewis cũng cho rằng việc xây dựng quy mô lớn này có thể cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể khả năng hạt nhân của mình.

“Nếu hơn một trăm giếng phóng tên lửa của Trung Quốc được hoàn thành, đó sẽ là một sự chuyển biến mang tính lịch sử”, Lewis nói.

Ngay sau khi bài báo trên tờ Washington Post được đăng, các cơ quan truyền thông chính thống lớn ở Mỹ đã tới tấp đưa lại, khuếch đại và các lời bàn luận nhanh chóng đến tai chính phủ Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cũng bày tỏ quan tâm về thông tin này.

Tờ Tin tức Tham khảo viết: Có lẽ để tăng thêm độ “tin cậy”, tờ Washington Post đã công bố những hình ảnh vệ tinh được các nhà nghiên cứu sử dụng, như trong hình đăng kèm dưới đây. Tuy nhiên, chính hai bức ảnh này lại phơi bày lỗ hổng lớn nhất trong toàn bộ bài báo.

Đầu tiên, rõ ràng nhất là có một dòng ở phía bên phải của bức ảnh thứ nhất, là dòng chữ in đậm “YUMEN GANSU WINDFARM” (Bãi phát điện chạy bằng sức gió Ngọc Môn, Cam Túc), và điều này dường như đã được nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Washington Post, các nhà báo và biên tập viên đã cố tình phớt lờ nó.

Được biết, Công ty Hữu hạn điện gió Ngọc Môn, Đại Đường, Cam Túc được thành lập năm 2005 và đã bắt đầu phát điện bằng sức gió từ năm 2006. Tại đây có một bãi các trụ điện gió, những cấu trúc hình giếng tròn này chính là các móng các trụ điện đang được xây dựng.

Tuy nhiên, dòng chữ “YUMEN GANSU WINDFARM” này dù “thoát” được mắt các nhà chuyên môn, nhưng không qua được mắt của cư dân mạng bình thường, nhiều cư dân mạng nước ngoài đã dùng cách tìm kiếm tọa độ kinh vĩ độ qua phần mềm bản đồ, phát hiện địa điểm trong dòng chữ là một bãi các trụ điện gió và đặt câu hỏi: “Tại sao các “giếng phóng tên lửa” lại rất gần nhà máy điện gió?

Đài CNN khi đăng lại những bức hình liên quan cũng bị cư dân mạng chế giễu, chỉ ra rằng “CNN không chỉ kém về địa lý, giờ còn bộc lộ vấn đề tiếng Anh quá tồi, ngay cả cách đánh vần của “wind farm” (bãi điện gió) và “missile” (tên lửa) cũng không biết phân biệt. Có ai muốn dạy họ cách đọc và hiểu những chữ ghi trên bức ảnh hay không?”.

Một cư dân giễu cợt CNN: Như mọi người đã biết, địa lý của CNN giỏi như đứa trẻ ba tuổi, nhưng bây giờ hình như tiếng Anh cũng vậy, bởi vì họ thậm chí không thể phân biệt giữa “bãi điện gió” và “tên lửa”. Có ai sẵn lòng dạy họ cách đọc dòng chữ trên bức ảnh không?

Một người nào đó cũng đã phóng to hình ảnh vệ tinh của các vị trí có liên quan trên phần mềm bản đồ và nhận thấy rằng các hàng turbin gió thực sự đã được dựng lên ở đó, và trên mặt đất hiện rõ bóng của các cánh quạt.

Khi tìm kiếm bằng một phần mềm bản đồ ở trong nước, cư dân mạng Trung Quốc cũng thấy có một số bãi turbin điện gió trong khu vực hình cánh quạt đó.

Nhà máy điện gió trông như thế nào khi nó được xây dựng? Trên trang web của Chính quyền thành phố Ngọc Môn có thông tin về việc một lãnh đạo địa phương đi kiểm tra công trường. Ngoài ra, trên trang web của chính quyền thành phố Ngọc Môn cũng có một bài viết về lãnh đạo địa phương đến thị sát công trường xây dựng nhà máy điện gió và có một bức ảnh như dưới đây:

Nhìn từ trên cao, trong ảnh, những hình tròn này rất giống các “miệng giếng”. Đây có thể là lý do để tờ báo Mỹ làn rùm beng về “mối đe dọa hạt nhân” của Trung Quốc?

Ngoài ra, nhìn từ bức ảnh cũng không khó để nhận thấy các “giếng phóng” trong ảnh được phân bố rất dày đặc, rõ ràng là không hợp lý. Trên trang web của Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ có tấm Bản đồ địa điểm phóng tên lửa xung quanh Căn cứ Không quân Warren ở bang Wyoming. Chú thích bên dưới bức ảnh cũng giải thích cụ thể rằng bãi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chiếm một diện tích lớn vì tên lửa phải được phân phối rộng rãi, để tránh bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của đối phương. Lẽ thường này, chẳng lẽ Trung Quốc lại không biết?

Giới truyền thông Mỹ lẽ ra cũng phải nghĩ đến điều này nên cần đưa ra phân tích nghiêm túc rằng đây có thể là “chiến thuật nghi binh” của Trung Quốc, giống như “trò chơi vỏ sò” do Mỹ chơi trong Chiến tranh Lạnh những năm 1970, đối với mỗi tên lửa liên lục địa Mỹ xây dựng đến 23 giếng phóng, các tên lửa di chuyển như con thoi giữa các giếng phóng này và Liên Xô buộc phải nhắm vào tất cả chúng.

Tuy nhiên, ngày nay liệu nó còn có ý nghĩa hay không? Theo học giả quân sự Tống Trung Bình, cách tiếp cận này hiện đã lỗi thời.

Ông Tống Trung Bình nhấn mạnh rằng việc sử dụng các giếng ngầm dưới lòng đất để phóng tên lửa là một cách làm trong thời kì Chiến tranh Lạnh, và bây giờ nó đã lạc hậu. Bây giờ nhấn mạnh cách phóng di động, và điều then chốt là đảm bảo khả năng chống lại sát thương và bị phá hủy. Cả Mỹ và Nga đều có một số lượng lớn các hầm chứa còn sót lại trong Chiến tranh Lạnh, đến nay chúng vẫn có thể sử dụng được, tuy nhiên trước đây Trung Quốc không có nhiều hầm chứa như vậy, hiện nay càng không thể lựa chọn phương pháp “ngốc nghếch nhất” này.

Tống Trung Bình nói: “Sách lược bịa đặt này quá kém cỏi, không đáng để phản bác. Một số quốc gia đã làm đủ mọi cách để nói xấu Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới