Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngChiến lược bán vũ khí nhằm làm bàn đạp tiến vào Đại...

Chiến lược bán vũ khí nhằm làm bàn đạp tiến vào Đại Tây Dương của TQ

Các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ lo lắng rằng: Trung Quốc có thể lấy được tấm vé bước vào căn cứ quân sự Đại Tây Dương thông qua chiến lược bán vũ khí với mục đích mở rộng quan hệ quân sự và những âm mưu đen tối…

Nếu Trung Quốc thực hiện thành công mục đích này, nó có thể buộc Hoa Kỳ phải dịch chuyển sự chú ý về chính trị và quân sự, không thể bảo vệ bạn bè và đồng minh của mình ở châu Á, trong bối cảnh các nước bạn bè của Hoa Kỳ tại châu Á đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Bắc Kinh.

Ngày 22/4 vừa qua, Tướng Stephen Townsend, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Phi của Hoa Kỳ (AFRICOM) đã tham gia nghị viện của Ủy ban quân sự, ông có đưa ra cảnh báo của mình dựa trên những căn cứ chính xác. Với dã tâm muốn bá chủ toàn cầu, Trung Quốc đã xây dựng “một mạng lưới căn cứ quân sự toàn cầu dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi”.

Mục tiêu cho thấy sự hiện diện rõ ràng của Trung Quốc ở Đại Tây Dương là thông qua Nigeria, đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc ở châu Phi.

Đầu tháng 6/2018, Trung Quốc đã cử tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Diêm Thành tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương do Hải quân Nigeria đăng cai. Trung tướng Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận, đồng thời cử hành hội nghị. 

Trong những năm gần đây, Nigeria đã mua nhiều vũ khí của Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ F-7 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô và máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Rainbow-3 (CH-3) của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC). 

Cũng trong năm 2018, Trung Quốc lần đầu tiên bán máy bay chiến đấu hạng nhẹ FC-1 (Fierce Dragon) (được gọi là JF-17 Thunderbolt ở Pakistan) do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô thiết kế và công ty công nghiệp hàng không Pakistan liên kết sản xuất nhằm tiêu thụ tại châu Phi. Hiện tại chiếc máy bay này đã được bàn giao cho Nigeria trong tháng 4 năm nay.

Ban đầu Nigeria chỉ đặt mua 3 chiếc máy bay. Tuy nhiên, một báo cáo vào ngày 7/11/2020 của trang web tin tức quân sự Defense World tiết lộ rằng: “Theo các báo cáo chưa được xác nhận trên phương tiện truyền thông xã hội, Nigeria đã chính thức đồng ý đặt mua thêm 40 chiếc nữa”.

 Mặc dù giá của mỗi chiếc máy bay chiến đấu không đắt, chỉ khoảng 30 triệu đến 35 triệu USD, chiếc JF-17 Block III phiên bản mới nhất, trên thực tế đây là chiếc máy bay chiến đấu vượt trên cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Chiếc phi cơ này có gắn hệ thống quét nhận dạng (AESA), sắp tới nó còn được trang bị thêm tên lửa không đối không tầm ngắn (AAM) thế hệ thứ 5 Luoyang PL-10 có tích hợp hệ thống ngắm màn hình (HMD). 

JF-17 Block III còn có thể tích hợp thêm Luoyang PL-15. Dự đoán nó là một loại vũ khí có tầm bắn xa tới 200km có gắn đạn đạo không đối không tự động chỉ đường. Như vậy thì tầm bắn của nó có thể vượt trên cả đạn đạo không đối không tầm xa hiện nay của Mỹ và châu Âu.

JF-17 đời đầu có thể mang theo tên lửa siêu âm (hoặc siêu thanh) CASIC CM400 với tầm bắn 400km để tấn công trên mặt đất. CM400 mà Không quân Trung Quốc sử dụng là tên lửa chống hạm có hệ thống dẫn đường thụ động, trước mắt nó vẫn còn khá khó khăn để chống đỡ các đòn công kích của tàu chiến Mỹ. 

Trong tương lai, quân đội Trung Quốc sẽ tiến vào chiếm giữ các căn cứ quân sự của Nigeria, sớm muộn nó cũng tiến vào chiếm giữ các căn cứ quân sự của Argentina.

Từ năm 2010 đến năm 2015, dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, Argentina đã mua một lượng lớn vũ khí chiến đấu của Trung Quốc, trong đó có 24 chiếc JF-17 và tới 5 chiếc tàu khu trục nhỏ và ước khoảng 100 chiếc xe bọc thép có khả năng lội nước thuộc dòng VN-1 của Công ty công nghiệp phương Bắc. Chỉ sau khi bà Fernández từ chức vào năm 2015, các giao dịch này mới chấm dứt.

 Tuy nhiên, bà Fernández đã trở lại nắm quyền vào tháng 12/2017 với tư cách là phó tổng thống Argentina. Đến thời điểm giữa năm 2020, có nguồn tin cho rằng Argentina đang lại rất quan tâm đến các loại vũ khí của Trung Quốc như máy bay chiến đấu JF-17.

Trong mười năm qua, có thể do hạn chế về tài chính hoặc sự phản đối chính trị từ Vương quốc Anh, Argentina đã không thành công trong việc mua máy bay chiến đấu thế hệ mới. Hơn nữa, vào năm 1982 Argentina đã thua một cách bi thảm trong trận đánh ngắn ngủi trên quần đảo Falkland.

Vào ngày 6/5 năm nay, trên trang web tình báo quân sự Tây Ban Nha, Infodefensa có đưa tin, một phái đoàn của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CATIC) đang thảo luận về việc mua bán và tài trợ máy bay chiến đấu JF-17 với Argentina.

Vào ngày 23/12/2016, một cuộc diễn tập quân sự đã được tổ chức tại bờ biển Hoàng Hải thuộc khu vực biển Đông Trung Quốc. Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc đã cất cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh chụp màn hình Epoch Times)

Vào ngày 14/5, thông tin trong một bài báo của trang mạng tin tức quân sự Defense World đã chỉ ra rằng, “Nghe nói rằng phái đoàn Trung Quốc đã thảo luận về việc bán 12 chiếc JF-17, đồng thời họ cũng đi tham quan cơ sở chế tạo và mua bán máy bay của Argentina FADEA (Fabrica Argentina de Aviones) để xem xét khả năng hợp tác trong việc lắp ráp máy bay chiến đấu trong tương lai hoặc các dịch vụ liên quan”. 

Tại Triển lãm Hàng không Paris 2013, các quan chức của FADEA ở Argentina đã nói với các nhà phân tích của phái đoàn Trung Quốc rằng, họ hy vọng sẽ cùng sản xuất và bán máy bay chiến đấu JF-17 ở Mỹ Latinh. Một khi Argentina mua JF-17, các vụ mua bán vũ khí khác từng thương lượng qua với Trung Quốc đều có thể được khởi động lại.

 

Giống như thời điểm đầu năm 2010, hiện tại Argentina vẫn thiếu vốn để đầu tư cũng như hợp tác sản xuất loại thiết bị này, cho nên họ cần Trung Quốc tài trợ lượng rất lớn về vốn. Do đó, việc mở rộng quan hệ quân sự với Argentina sẽ làm tăng mức ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Argentina đã cho Trung Quốc thuê đất trong 50 năm để lắp đặt các thiết bị radar theo dõi và điều khiển. Điều này cho thấy, dã tâm trong việc mở rộng lãnh thổ quân sự và dân sự của Trung Quốc là vô cùng lớn.

Vì vậy, trong khi quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường khả năng triển khai quân sự của mình — bao gồm tàu ​​sân bay, tàu tiếp tế lớn trên không, đội tàu đổ bộ lớn, máy bay vận tải quân sự và tàu chở dầu — thì họ cũng đang tìm cách tạo ra các cơ hội chiến lược lớn hơn tiến vào chiếm giữ Đại Tây Dương.

Nếu Trung Quốc thành công trong việc chiếm giữ các căn cứ quân sự, không khó để tưởng tượng rằng máy bay tiếp dầu Y-20U của Không quân Trung Quốc cùng bay chiến đấu JF-17 cung cấp cho Argentina và Nigeria sẽ hình thành cuộc tập trận quân sự trên cả hai bờ Đại Tây Dương.

Cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân PLA, máy bay tiếp dầu Y-20U của Không quân Trung Quốc cùng với JF-17 của Nigeria và Argentina sẽ cho phép Trung Quốc-Argentina-Nigeria khởi động một chiến dịch quân sự cưỡng ép buộc London phải xem xét thực hiện cuộc đàm phán về việc trả lại quần đảo Falkland cho Argentina.

Không giống như năm 1982, hiện tại các nước láng giềng cũng có thể ủng hộ Argentina trong việc sử dụng áp lực quân sự do Trung Quốc phát động để giành lại Quần đảo Falkland, qua đó cô lập London và Washington.

Venezuela có thể sẽ cho phép Argentina không kích vào nhóm tác chiến tàu sân bay quá cảnh của Anh. Vì vậy, để ngăn chặn cuộc tấn công bằng tên lửa CM400 của quân đội Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-35B của Anh có thể phải đối mặt với những thách thức.

Khi một cuộc đối đầu quân sự xảy ra, nó sẽ làm tăng mức ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước thuộc Mỹ Latinh. Mà việc Anh đầu hàng trong các cuộc đàm phán, điều này được xem như Trung Quốc đã thắng lợi. 

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu đóng quân ở Tây Bán cầu, buộc Washington phải chuyển hướng chú ý cùng các nguồn lực sang các khu vực khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới