Saturday, April 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ kinh tế Việt - Mỹ - Trung

Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ – Trung

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Việt Nam –Trung Quốc bình thường hóa quan hệ sau những năm diễn ra chiến tranh biên giới do Trung Quốc thực hiện. Đây cũng là thời kỳ Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa với khẩu hiệu “mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”. Toàn dân Trung Quốc lao vào công cuộc sản xuất hàng hóa. Dù chất lượng chưa cao nhưng hàng hóa Trung Quốc đã nhanh chóng tràn ngập thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.

    Thời kỳ đó Việt Nam cũng đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xóa bỏ chế độ bao cấp trong sản xuất hàng hóa và phân phối lưu thông, bức tranh kinh tế đã có nhiều đổi mới và đời sống nhân dân được cải thiện một phần. Các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cao su, cà phê, hải sản tăng trường rất nhanh nhưng sản phẩm công nghiệp còn rất hạn chế. Sau mấy chục năm chiến tranh chống Mỹ và ngay sau đó lại phải đối phó với cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc thì việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp với Việt Nam là rất khó khăn.

    Vì thế khi biên giới Việt –Trung được mở cửa, hàng hóa Trung Quốc, nhất là hàng tiêu dùng ào ạt vào Việt Nam cũng đã giải quyết được một phần sự khan hiếm, thiếu thốn hàng tiêu dùng của Việt Nam. Hàng may mặc, đồ dùng gia đình thậm chí đến tăm tre, đũa tre của Trung Quốc với giá rẻ đã được người Việt Nam đón nhận.

    Tiếp theo hàng tiêu dùng là đến các sản phẩm công nghiệp, công nghệ của Trung Quốc cũng từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam. Trung Quốc thực hiện đổi mới công nghệ nên cần phải bán công nghệ cũ cho nước khác. Việt Nam lúc đó lại đang thiếu các nhà máy thép, xi măng, điện, phân bón … đã lập tức trở thành thị trường béo bở của Trung Quốc. Hàng loạt các nhà máy được mua từ Trung Quốc dù công nghệ đã lạc hậu nhưng giá lại rẻ và có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

    Quan hệ thương mại hàng hai chiều Việt – Trung tăng lên nhanh chóng. Hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam là các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, máy móc và thiết bị công nghiệp. Còn hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc chỉ là sản phẩm nông nghiệp: lúa gạo, cao su, hoa quả … kết quả là Việt Nam trở thành nước nhập siêu hàng hóa Trung Quốc. Có năm Trung Quốc xuất sang Việt Nam giá trị hàng hóa là 80 tỷ USD thì Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc bằng 1/10.

    Các tỉnh phía Nam Trung Quốc có biên giới với Việt Nam cũng đã tận dụng việc Việt Nam còn đang thiếu hàng tiêu dùng nên đã sản xuất ào ạt hàng kém chất lượng, giá rẻ để đưa vào Việt Nam. Có thể nói các tỉnh này đã giàu lên nhanh chóng từ khi mở cửa biên giới với Việt Nam.

    Còn Việt –Mỹ bình thường hóa quan hệ sau nhiều năm Việt Nam bị Mỹ cấm vận thì quan hệ thương mại cũng phát triển nhanh chóng nhưng theo hướng ngược lại với Trung Quốc. Mỹ là thị trường có tiêu chuẩn cao và rất khắt khe, nhưng hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là nông – lâm cũng đã dần đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Mỹ. Các sản phẩm công nghiệp của Mỹ vào Việt Nam đều là những sản phẩm có chất lượng cao hàng đầu thế giới nên luôn được người Việt Nam đón nhận và rất yên tâm khi tiêu dùng.

    Điều đáng nói là nếu quan hệ thương mại Việt –Trung thì Việt Nam luôn bị nhập siêu, còn quan hệ Việt –Mỹ thì Việt Nam lại luôn xuất siêu với tỷ lệ 1-5. Nhưng người Mỹ không hề tỏ ra lo ngại hay bực tức vì điều đó mà ngược lại như người đang chuẩn bị làm Đại sứ của Mỹ ở Việt Nam khi trình bày trước nghị viện Mỹ là sẽ ưu tiên cho việc gia tăng quan hệ thương mại Việt –Mỹ, để có hàng hóa của Việt Nam được vào thị trường Mỹ nhiều hơn. Quan hệ thương mại Việt – Mỹ là quan hệ tin cậy dựa trên chất lượng hàng hóa.

    Người Mỹ chỉ cảnh báo Việt Nam là khi quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng với các biện pháp mà Mỹ đang áp chế đối với hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc thì Việt Nam không được để Trung Quốc lợi dụng đưa hàng hóa vào Mỹ thông qua con đường Việt Nam.

    Đây là một thực tế mà Việt Nam cần phải nghiên cứu cẩn thận, tính toán lợi hại trong quan hệ thương mại với Mỹ và với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới