Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKhi nào TQ sẽ tấn công Đài Loan?

Khi nào TQ sẽ tấn công Đài Loan?

Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan nhận định, những lập luận của quân đội Mỹ cho rằng PLA có thể tấn công Đài Loan vào năm 2027 là có cơ sở.

Hoàng Thự Quang (Huang Shu-kuang), một nhân vật chủ chốt trong kế hoạch “chế tạo tàu ngầm quốc gia”, đồng thời là cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan sẽ được điều chuyển đến Ủy ban cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan, đã đưa ra phân tích về thời điểm quan trọng mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tiến hành tấn công Đài Loan và vấn đề liệu Mỹ có điều quân đến giúp bảo vệ Đài Loan hay không.

Ông Hoàng nhận định, những lập luận của quân đội Mỹ cho rằng PLA có thể tấn công Đài Loan vào năm 2027 là có cơ sở. Ông Hoàng phân tích, sau khi PLA hoàn thành việc đóng tàu sân bay thứ 3 có thể là thời điểm quân đội Trung Quốc thực hiện hành động tấn công Đài Loan, và yếu tố quan trọng còn lại là sự lớn mạnh hoặc suy giảm sức chiến đấu của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, điều này cũng liên quan đến thời điểm sử dụng vũ lực của Trung Quốc đại lục.

PLA sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2027?

Hãng truyền thông Đài Loan Mirror Media dẫn lời ông Hoàng tiết lộ, thiết kế chi tiết của tàu ngầm đầu tiên do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo đã được hoàn thành, các trang thiết bị đang được lắp đặt lần lượt và thân tàu áp suất cũng đang được chế tạo.

Đài Bắc đã lựa chọn phương thức bỏ qua khâu trung gian để mua trực tiếp công nghệ từ các nhà sản xuất ban đầu ở các quốc gia khác nhau, đồng thời cũng nhận được giấy phép xuất khẩu cho các thiết bị cần thiết, có thể nắm bắt được tình trạng hiện tại và tiến độ của con tàu nguyên mẫu, nhưng quá trình này sẽ không được công bố rộng rãi và giới quan sát bên ngoài sẽ không biết cho đến khi nó được hoàn thành.

Cựu lãnh đạo quân đội Đài Loan: Hoàn thành xong tàu sân bay vào năm 2027, Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan - Ảnh 1.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Theo ông Hoàng, nếu Đài Loan có thể triển khai tàu ngầm ở những vùng biển quan trọng, đó sẽ là một mối đe dọa lớn đối với quá trình tấn công vào Đài Loan, đến sự bao vây chiến lược ở Thái Bình Dương của PLA. Đài Loan có thể nắm bắt tốt hơn tuyến huyết mạch trên biển và việc sở hữu tàu ngầm có thể làm chủ chiến lược bất đối xứng.

“Khiến kẻ thù không biết bạn đang ở đâu”, điều này sẽ có tác động mang tính quyết định, ông Hoàng khẳng định.

Ông Hoàng Thự Quang cũng kể lại, trước đây khi còn là Tư lệnh Hải quân Đài Loan, ông nhận được mời đến Hawaii dự một buổi lễ lớn, lúc đó tướng Mỹ đã hỏi ý kiến ​​của ông, ông đã trả lời vị tướng kia rằng, “căn cứ vào ý kiến, thái độ dư luận, cũng như tình hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hiện trạng phát triển của tàu sân bay, Trung Quốc sẽ đánh Đài Loan trong ít nhất 12 đến 15 năm tới”.

Đến nay, căn cứ vào thời gian dự kiến là khoảng năm 2027. PLA khi đó chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh, mấy năm nay lại thêm tàu Sơn Đông, 6 năm nữa sẽ có tàu sân bay thứ ba.

Theo ông Hoàng, sau khi chiếc tàu sân bay thứ 3 hoàn thành, có thể chính là thời điểm Trung Quốc tấn công Đài Loan, nhưng mấu chốt còn lại chính là sự tăng trưởng hoặc suy giảm sức chiến đấu của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

 Vị trí địa lí quan trọng

Để nâng cao mức độ tác chiến phòng thủ, để tất cả các quốc gia khác đồng thuận rằng Đài Loan đóng vai trò trung tâm của chuỗi đảo, ngăn chặn quân đội Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương. Đây không chỉ là lợi ích của Mỹ mà còn là lợi ích cao nhất của các nước Đông Á.

Ông Hoàng nhấn mạnh, Đài Loan là cửa ngõ ra vào Thái Bình Dương của Trung Quốc. Nếu bị PLA chiếm được, Mỹ sẽ không còn lợi thế ở Thái Bình Dương, và Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào vận chuyển dầu thô bằng đường biển, tuyến đường huyết mạch sẽ bị cắt đứt.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản gần đây đã đề xuất “Mỹ và Nhật Bản nên chung sức bảo vệ Đài Loan” vì Đài Loan và Nhật Bản là một cộng đồng chung vận mệnh, “mất Đài Loan, Nhật Bản sẽ không thể tồn tại lâu dài”, ông Hoàng nhận định.

Ông Hoàng đặt câu hỏi, nếu hoạt động tấn công Đài Loan của PLA trở thành tác chiến phòng thủ trên chuỗi đảo thứ nhất, và nếu Đài Loan trở thành một phần của chuỗi đảo thứ nhất, thì có còn cần ký thỏa thuận hợp tác với Mỹ hay không?

“Mỹ không cần chính thức ký kết bất cứ điều gì với Đài Loan, bởi vì Washington đã đưa Đài Loan vào khái niệm chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Và nếu việc phòng thủ chung giữa Mỹ và Nhật Bản thực sự được thực hiện, thì quân đội Trung Quốc sẽ khó có thể tiến vào Thái Bình Dương, chỉ có thể hoạt động giới hạn ở phạm vi các khu vực ven biển của Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan.

Một khi chuỗi đảo đầu tiên được hình thành và đạt được ý nghĩa chiến lược của nó thì chiến lược một vành đai một con đường của Trung Quốc sẽ bị tan rã, điều này sẽ tác động rất lớn đến quân sự, kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Ban đầu, Trung Quốc hy vọng rằng họ sẽ được hưởng lợi từ sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và trở thành một nền kinh tế hùng mạnh. Đồng thời có thể phát triển vũ khí quân sự và đe dọa, ngăn chặn các quốc gia ký kết với Bắc Kinh. Sử dụng ảnh hưởng kinh tế để gắn kết các công trình quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu chính trị – ông Hoàng nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới