Wednesday, January 1, 2025
Trang chủGóc nhìn mới“Cách nhìn mới” của Washington

“Cách nhìn mới” của Washington

Đã qua hơn nửa năm ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất của Nhà Trắng, lúc này có thể thấy rõ chính sách ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên quyết của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chính sách đó tóm gọn trong một chủ trương nhất quán: Xây dựng lại quan hệ với các đồng minh và lập một liên minh chống Trung Quốc.

Còn nhớ trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ 46, chủ đề “Nước Mỹ thống nhất” đã  phản ánh vấn đề trọng tâm trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới của chính quyền Joe Biden, đồng thời “phản ánh sự khởi đầu của một cuộc hành trình quốc gia mới nhằm khôi phục linh hồn của nước Mỹ, gắn kết đất nước lại với nhau và tạo ra con đường dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn”.

Về đối ngoại, trọng tâm của Mỹ là hướng tới châu Á. Washington muốn truyền đi thông điệp: Mỹ luôn xem khu vực Đông Nam Á là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi sẽ không để yên cho Trung Quốc làm mưa làm gió trong khu vực, thực hiện rắp tâm biến Biển Đông thành ao hồ nhà mình. Mỹ không tìm kiếm mối quan hệ đối đầu gay gắt với Trung Quốc, nhưng “sẽ không nao núng khi lợi ích của mình bị đe dọa”.

Hôm 27/7, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin nói rõ hơn về thông điệp này. Rằng, Mỹ cam kết duy trì mối quan hệ “mang tính xây dựng, ổn định” với Trung Quốc, trong đó có việc liên lạc mạnh mẽ hơn với Quân đội Trung Quốc. Không hiểu sao ông Austin chỉ dùng từ “liên lạc” mà không nói rằng “quan hệ”, hay “hợp tác” chặt chẽ hơn?

Tới đây Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia ven biển trong khu vực, đó là khẳng định của ông Austin. Các cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước quốc phòng giữa Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Philippines là bất di bất dịch, tuân thủ đúng  luật pháp quốc tế, Trung Quốc không thể xuyên tạc và cản trở.

Chuyến thăm đầu tiên của một trong những thành viên cấp cao trong nội các chính quyền Biden vào cuối tháng 7 vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng. Ngày càng có nhiều quốc gia Đông Nam Á khẳng định, khu vực này, dù là điểm nóng về cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc và sự hiếu chiến của Trung Quốc, nhưng đã tạo được thế đứng vững chắc. Có được điều đó một phần là do Mỹ đã nghiêm túc và xác định rõ ràng vai trò trung tâm của ASEAN trong chính sách Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.    

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Austin tới Đông Nam Á là sự tiếp nối các chuyến thăm cấp cao của các quan chức quốc phòng Mỹ trong những năm gần đây. Trong các quốc gia ở khu vực này, Mỹ đặc biệt chú ý tới vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam, một quốc gia gần đây đã có những động thái mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong các vấn đề xung đột ở Biển Đông. Phải chăng vì thế mà mới đây, Mỹ và Việt Nam đã có một thoả thuận quan trọng: Gỡ bỏ các căn cứ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ”.

Hai nước đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc phòng song phương. Theo các nhà bình luận quốc tế, Washington sẽ tiếp tục đường lối của chính quyền Trump, thắt chặt quan hệ với Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang – khi ông này vừa được thăng cấp quân hàm Đại tướng – đã thống nhất về việc Mỹ sẽ tăng cường tần suất tuần tra trên Biển Đông, nhằm chống lại có hiệu quả các hành động sai trái của Trung Quốc.

Hai bên cũng đồng ý về việc sắp tới một tàu sân bay Mỹ tiếp tục có chuyến thăm và giao lưu tại Việt Nam lần thứ ba, (tàu này đã ghé thăm Việt Nam vào các năm 2018 và 2020). Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo các nội dung trong Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015.

Hướng ưu tiên tập trung vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, hợp tác quân y phòng, chống COVID-19, tìm hiểu khả năng, nhu cầu của mỗi bên trong hợp tác về công nghiệp quốc phòng… Cuộc gặp đã đi đến thống nhất, ký kết Thoả thuận ghi nhớ (MOU) về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam.

Còn một số vấn đề khác hiện đang có những mâu thuẫn trong quan niệm của Washington và Hà Nội sẽ tìm giải pháp khắc phục, chẳng hạn, vấn đề nhân quyền và thương mại. Tuy nhiên, cam kết rằng sẽ không để các bất đồng này làm chệch hướng quan hệ hợp tác. Trước sau như một, Mỹ thấy rằng, Việt Nam là một yếu tố quan trọng để kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Về phía Việt Nam cũng rất cần Mỹ để tạo thế đối trọng với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Đông Nam Á thể hiện “cách nhìn mới” về ngoại giao và về quốc phòng. Theo đó, Mỹ sẽ duy trì và gia tăng khả năng răn đe để Bắc Kinh phải thấy rằng, chi phí và rủi ro do gây chiến luôn cao hơn hẳn mọi thứ lợi ích mà họ nhắm tới. Và như vậy, ngoài việc sử dụng các nguồn lực hiện có, phát triển những khả năng mới, quân đội Mỹ còn phải sử dụng tất cả theo phương thức mới trên diện rộng, thông qua sự hợp tác với các đồng minh và đối tác.

Chuyến thăm của một nhân vật chóp bu trong Lầu Năm Góc hứa hẹn nhiều tín hiệu tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, hứa hẹn những giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn cái vòi bạch tuộc của Trung Nam Hải đang vươn ra Biển Đông. Đương nhiên chuyến thăm này cũng nhận được nhiều chửi bới nhất từ phía chính quyền Bắc Kinh.

Thế mới cần “cách nhìn mới”. Nếu tất cả đều nhìn một phía, xuôi chèo mát mái thì nhân loại đã “đại đồng” từ lâu để lặng im nghe “Bá chủ thế giới” Trung Quốc dạy dỗ.

RELATED ARTICLES

Tin mới