Wednesday, January 1, 2025
Trang chủĐiểm tinNgười đứng sau các đập thủy điện Sông Nile: TQ

Người đứng sau các đập thủy điện Sông Nile: TQ

Trung Quốc rót vốn vay khủng và cung cấp các nhà thầu xây dựng các đập thủy điện trên dòng Nile Xanh ở Ethiopia.

Những năm gần đây Nile Xanh trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt giữa ba nước Ai Cập, Sudan và Ethiopia bởi các đập thủy điện mà Trung Quốc rót vốn.

Dịch xuống hạ du của Nile Xanh chút ít, Sudan đón cả nước của Nile Trắng để hợp lưu tại Khartoum, từ đó tạo ra dòng Nile hợp nhất chảy xuôi nữa đến Ai Cập trước khi đổ ra Địa Trung Hải. Đây là những điều kiện lý tưởng để Ethiopia thực hiện cuộc cạnh tranh nguồn nước với những quốc gia khác ở châu Phi thông qua các dự án thủy điện.

Năm 2011, Ethiopia dưới thời thủ tướng Meles Zenawi đã quyết định khởi công xây dựng đập thủy điện mang tên Renaissance (Hồi sinh), cao 145m, rộng gần 1.880km2, sức chứa đến 74 tỷ m3. Dự án được xúc tiến bất chấp những phản đối từ Sudan và nhất là Ai Cập. Một khi hoàn thành, công trình thủy điện này có thể tạo ra 6.450 MW điện năng.

Cũng trong khoảng thời gian này, Ethiopia kiên quyết thúc đẩy dự án đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD). Con đập có chiều cao 145 mét và khả năng tích nước lên tới 74 tỷ m3. Dự án được xây dựng từ năm 2011 trên nhánh sông Nile Xanh, 1 trong 2 phụ lưu chính của sông Nile – vốn là nguồn cung cấp nước và điện thiết yếu cho hàng chục quốc gia ở Đông Phi.

Ethiopia đang là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế tốt nhất châu Phi, đồng nghĩa với nhu cầu điện năng rất lớn, có phân tích nói rằng tăng trưởng nhu cầu điện năng là 30%/năm.

Giới phân tích cho rằng, Ethiopia có tham vọng trở thành một cường quốc thủy điện trong khu vực hay một trong những quốc gia xuất khẩu điện hàng đầu thế giới. Theo Reuters, Ethiopia có tham vọng đầu tư 12 tỷ USD vào thủy điện và sản xuất được 40.000 MW trong vòng 2 thập niên tới.

Chính vì vậy, họ đặt kế hoạch lấp đầy hồ chứa Renaissance chỉ trong 7 năm, vênh quá nhiều so với nhịp độ tích kéo dài 21 năm như Ai Cập và Sudan đề xuất.

Tích nước nhanh và ở mức khổng lồ đồng nghĩa với việc lưu lượng nước đổ xuống hạ nguồn sẽ giảm mạnh, chắc chắn tác động đến sản xuất nông nghiệp.

Do đó, quá trình tích nước cho các con đập ở nước này đã khiến tranh cãi của Ethiopia và các nước láng giềng như Sudan và Ai Cập trở nên dai dẳng kéo dài suốt hàng thập kỷ qua.  

“Mạch máu” sông Nile là nguồn dưỡng cho tất cả các quốc gia nó chảy qua. Ai Cập – quốc gia hạ nguồn, lại có khí hậu sa mạc, nên nước sông Nile vô cùng quan trọng, mỗi bất ổn đều có thể đe dọa đến sự sinh tồn: 98% nguồn cung nước ngọt cho Ai Cập phụ thuộc vào sông Nile; 95% người dân Ai Cập sinh sống bên hai bờ sông Nile; 85% lượng nước sông Nile trông cậy vào Nile Xanh.

Bởi vậy, một dự án siêu đập như Renaissance đặt ra thách thức nhức óc cho Ai Cập, như lời cựu Tổng thống Mohamed Morsi thì “đó là một lời tuyên chiến”.

Trung Quốc trở thành nhân tố quan trọng

Một yếu tố chủ chốt của các dự án thủy điện ở Ethiopia là Trung Quốc.

Công trình tổng hợp Renaissance gồm đập trữ nước và nhà máy thủy điện ngốn của Ethiopia khoảng 4,6 tỷ USD, với tỷ phần vốn vay hào phóng từ Trung Quốc. Con số từ năm 2013 đã cho thấy, Trung Quốc đồng ý cung cấp ngân khoản 1,2 tỷ USD và sau đó là năm 2017 thêm món vay 652 triệu USD để thúc đẩy dự án.

Hàng loạt công ty Trung Quốc như Tập đoàn Gezhouba, công ty Thủy điện Voith Thượng Hải, công ty Công nghệ và thiết bị điện trung cũng trúng thầu ở các hạng mục liên quan về xây dựng, hậ tầng đường dây 400 và 500 kilovolt…, theo thông tin trên trang StraitsTimes của Singapore.

Trung Quốc cũng nắm số cổ phần quan trọng trong dự án thủy điện thông qua việc gia hạn khoản tín dụng trị giá 1,2 tỷ USD để tài trợ cho hệ thống đường dây tải điện của GERD. Đây cũng là một phần trong khoản vay trị giá khoảng 16 tỷ USD mà Trung Quốc dành cho Ethiopia.

Bởi vì lý do này nên Trung Quốc đang trở thành yếu tố quan trọng cho các cuộc đàm phán liên quan đến các dự án thủy điện.

Hôm 25/6, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, trong đó nội dung tập trung vào những diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc khủng hoảng GERD. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, hai ngoại trưởng đã thảo luận sâu rộng về chủ đề GERD trên tất cả các cấp độ.

Trên thực tế, giới quan sát khu vực bắt đầu lưu tâm tới khả năng Trung Quốc can dự vào khủng hoảng GERD sau bức thư ngày 12-6 mà ông Sameh Shoukry gửi tới Chủ tịch HĐBA LHQ, trong đó người đứng đầu ngành ngoại giao Ai Cập bày tỏ phản đối việc Ethiopia tuyên bố sẽ tiến hành trữ nước GERD trong mùa lũ vào tháng 7/2021.

Trong bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề trực tuyến do Đại sứ quán Trung Quốc tại Cairo tổ chức nhân dịp kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cairo và Bắc Kinh cuối tháng Năm vừa qua, nghị sỹ Quốc hội Ai Cập Omar Semeida đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thực thi nhiều áp lực ngoại giao hơn nữa đối với chính phủ Ethiopia nhằm hối thúc ký kết một thỏa thuận ràng buộc pháp lý với các nước hạ nguồn sông Nile gồm Ai Cập và Sudan, qua đó ngăn chặn nguy cơ toàn bộ khu vực rơi vào tình trạng bất ổn.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao đồng thời là cựu Đại sứ Ai Cập tại Bắc Kinh, Ali el-Hefny, chia sẻ với Al-Monitor rằng: “Trung Quốc là thành viên thường trực HĐBA LHQ và việc Ai Cập làm rõ lập trường của mình đối với Hội đồng Bảo an trong vấn đề GERD là điều bình thường. Cairo cũng khẳng định mong muốn tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận pháp lý công bằng và có tính ràng buộc nhằm đáp ứng lợi ích của ba bên có liên quan”.

Theo ông, Bắc Kinh có thể đóng vai trò hiệu quả trong việc thuyết phục Addis Ababa từ bỏ lập trường “không khoan nhượng” của mình và thể hiện sự linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán GERD với Sudan và Ai Cập dưới sự bảo trợ của AU, đặc biệt khi Trung Quốc là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho các dự án đầu tư và phát triển ở Ethiopia.

Ông Ali el-Hefny cho biết, Cairo hy vọng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò nhất định nhằm thúc đẩy Ethiopia ký kết một thỏa thuận quy định việc trữ nước và vận hành con đập trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của hai quốc gia hạ nguồn sông Nile trong tương lai.

Đáng chú ý, Ai Cập cũng duy trì mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc. Hai bên chia sẻ mạng lưới lợi ích chung, phản ánh qua số lượng dự án chung do các công ty Trung Quốc triển khai ở Ai Cập. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại chủ chốt của Ai Cập trong năm thứ tám liên tiếp, với kim ngạch thương mại hai chiều vượt ngưỡng 14,5 tỷ USD trong năm 2020.

Bà Nadia Helmi, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Beni Suef ở Ai Cập và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và châu Á, đánh giá rằng: “Ba bên có liên quan tới cuộc khủng hoảng GERD đều đồng minh của Trung Quốc. Điều này sẽ cho phép Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao của mình để giúp tìm ra giải pháp cho vấn đề GERD và hạ nhiệt căng thẳng leo thang trong suốt vài năm qua, cũng như giúp đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán do AU làm trung gian”.

Chuyên gia này nhận định Trung Quốc thực sự có nhiều quân bài gây áp lực lên Ethiopia để thuyết phục họ đạt được thỏa thuận với Ai Cập và Sudan. Trung Quốc có một số dự án lớn ở Ethiopia và đã cấp cho nước này các khoản vay để xây dựng GERD. Trong khi đó, theo báo cáo của tờ Thời báo châu Á, Trung Quốc nắm số cổ phần quan trọng trong dự án thủy điện thông qua việc gia hạn khoản tín dụng trị giá 1,2 tỷ USD để tài trợ cho hệ thống đường dây tải điện của GERD. Đây cũng là một phần trong khoản vay trị giá khoảng 16 tỷ USD mà Trung Quốc dành cho Ethiopia.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là chưa có bên nào chính thức đề nghị Trung Quốc giữ vai trò trung gian. Trước đó, Sudan nhận thấy rằng các cuộc hòa giải của AU không mang lại kết quả tích cực nào khiến Sudan phải tìm kiếm thêm sự tham gia của các bên trung gian khác, song không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc.

Theo chuyên gia Ali el-Hefny, Trung Quốc tin rằng các khoản đầu tư của họ vào ba nước liên quan trực tiếp tới bất đồng GERD có thể bị đe dọa nếu tình hình mất kiểm soát và leo thang thành xung đột vũ trang, một rủi ro có thể cản trở các nước này thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới