Sunday, November 17, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNguy cơ bật khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguy cơ bật khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động của các khu công nghiệp, là nơi tập trung nhiều lao động, một số doanh nghiệp là mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu một ngày doanh nghiệp dừng hoạt động thì rất có thể bị “thay thế” điều đó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người lao động và kế hoạch phát triển phục hồi nền kinh tế đất nước.

Các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng cho sang năm, nhưng sản xuất đang đình trệ từ nhiều phía

Từ đầu năm đến nay dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, nhưng doanh nghiệp đã áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng dịch, sáng tạo trong sản xuất nhiều ngành kinh tế vẫn tăng trưởng tốt như; dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử… nhưng các doanh nghiệp phải đặc biệt chuẩn bị đối mặt với những khó khăn, đứng trước nguy cơ bị bật ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết; trong 7 tháng đầu năm ngành này đã xuất khẩu 22,86 tỷ đô, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Sang tháng 8 khó khăn chồng chất đối với ngành dệt may khi toàn bộ hệ thống sản xuất của 19 tỉnh phía nam gần như tê liệt. Nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng đến hết quý I năm 2022, nhưng hiện nay dịch bệnh biến hóa khôn lường đang đặt ra nhiều câu hỏi về cách ứng phó, làm sao giữ được sản xuất. Các đối tác người nước ngoài thường xuyên đặt câu hỏi “trong tháng 8,9 liều có kiểm soát được dịch không? Có đủ vaccine để tiêm cho công nhân không?… vừa qua, lao động ồ ạt chạy về địa phương, khoảng 1% người lao động được tiêm vaccine nên việc tái khởi động là một thách thức lớn trong khi doanh nghiệp cần 50-60% lao động làm việc khi hoạt động sản xuất trở lại.

Điều này xảy ra tương tự với ngành gỗ. Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch hiệp hội gỗ và lân snả Việt Nam. 7 tháng qua nghành gỗ tăng trưởng đột biến khi kim ngạch xuất khẩu tương đương năm 2020, tăng tới 53,7%. Vì vậy đồ gỗ xuất khhẩu của Việt Nam đã thay thế hàng Trung Quốc trở thành nhà cung cấp nội thất lớn nhất vào thị trường Mỹ, Chỉ có điều ngành gỗ tập chung chủ yếu ở Bình Dương – ĐN-HCM- là những nơi đang chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch. trong trường hợp này điều chúng tôi lo lắng nhất là mất những khách hàng chiến lược khi doanh nghiệp không đáp ứng đủ đơn hàng.

Đứt gãnh chuỗi cung ứng đang là nỗi lo chung của các doanh nghiệp hiện nay các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đang rất hoang mang. Vì quy định 3 tại chỗ kéo dài cả tháng khiến lao động cảm thấy mệt mỏi không có động lực để làm việc, các mặt hàng đều có sự đan xen lẫn nhau nên mặt hàng nào là thiết yếu hàng nào không vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Ông Nguyễn Hải Minh- Phó chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đề nghị “tất cả hàng hóa sản xuất đều cần được ưu tiên” và Chính phủ phải có sự thống nhất tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu.

Một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đóng cửa từ giữa tháng 7, một số doanh nghiệp duy trì 3 tại chỗ nhưng rất khó khăn và đeè nghị cứu phần sản xuất còn hoạt động được. Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam mong muốn đêf xuất bỏ danh mục hàng thiết yếu của Bộ Công thương sớm được thông qua, cùng với đó áp dụng chứng từ điện tử càng nhanh càng tốt để tránh tồn đọng hàng trong kho nhất là thị trường lớn như Trung Quốc.

Hiện nay, hầy hết các hiệp hội doanh nghiệp đều mong muốn chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia phòng chống dịch và tham gia vào lực lượng tuyến đầu.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) nói, Chính phủ làm sao để giúp DN tự chủ trong quản lý y tế tại chỗ, để DN chia sẻ gánh nặng với Chính phủ và giảm tải cho ngành y tế, các bệnh viện.

Đại diện Amcham đề nghị Chính phủ nới lỏng mô hình “3 tại chỗ”, thay vào đó cho phép doanh nghiệp được chịu trách nhiệm đưa đón người lao động về nhà, đảm bảo quy trình sản xuất an toàn. Những tổ công tác Covid-19 nên được thành lập với đại diện các doanh nghiệp, để đáp ứng nhanh với các thủ tục, hỗ trợ, đồng thời cung cấp những dịch vụ liên quan.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cho rằng; Chính phủ nên để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm an toàn phòng chống dịch tại nơi sản xuất của mình, Chính phủ có thể hỗ trợ và xây dựng chương trình phục hồi kinh tế phát triển doanh nghiệp.

Theo TS. Phan Đức Hiếu, đại biểu quốc hội, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương cũng nhấn mạnh Chính phủ không nên áp dụng cứng nhắc mô hình phòng chống dịch. Thay vào đó nên phát huy sáng kiến của các doanh nghiệp nếu họ đảm bảo được an toàn đồng thời tăng tính chủ động với sự hợp tác giữa chính quyền và doanh nghiệp có quy trình xử lý cụ thể. Doanh nghiệp cần đóng vai trò kép, vừa phòng chống dịch vừa sản xuất. Nếu không như vậy, doanh nghiệp gặp rủi ro về mặt kinh tế là rất lớn, bởi chuỗi cung ứng bị gãy. Vì vậy, cần có kế hoạch chung sống dài hạn giữa đại dịch cũng như tính đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp.

RELATED ARTICLES

Tin mới