Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mới“Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm”

“Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm”

Để bảo đảm cho Luật hàng hải sửa đổi được thực hiện nghiêm, sau ngày 1/9 Trung Quốc đã có nhiều hoạt động gây căng thẳng trên Biển Đông. Điều này như một lời nhắn gửi của Bắc Kinh đến các quốc gia liên quan: Khi đã quyết chiến đấu, không gì có thể ngăn cản được sức mạnh của chúng tôi (!)

Nguồn tin hôm 9/9 trên tờ South China Morning Post: Quân đội Trung Quốc đang tăng cường các cuộc tập trận đánh chiếm đảo. Lần đầu tiên quân đội tổ chức đồng thời bắn đạn thật và tấn công đổ bộ. Để phục vụ diễn tập, một khu vực ở phía tây bán đảo Lôi Châu đã bị phong tỏa trong hai ngày 9 và 10-9.

Cuộc tập trận diễn ra với quy mô lớn, với sự tham gia của tàu vận tải đổ bộ Ngũ Chỉ Sơn (Wuzhishan), hai trực thăng, ít nhất một xe tăng và ba tàu đổ bộ đệm khí. Đó là về vũ khí, khí tài, còn về nhân lực, binh sĩ có mặt tại một hòn đảo không xác định bằng cả trực thăng và bến tàu vận tải. Được biết, trong vài năm trở lại đây, biệt đội hải quân này đã nhiều lần tổ chức các cuộc tập trận có mục tiêu, kết hợp với các cuộc tập trận lớn. Mục tiêu của các cuộc tập trận nhằm gia tăng sự tích hợp của các tàu đổ bộ với các lực lượng tác chiến.

Nâng cao khả năng đánh chiếm đảo là một minh chứng rõ rệt cho thấy quân đội Trung Quốc đã kiên trì tổ chức các cuộc tập trận với nhiều tình huống sát thực tiễn nhằm giành ưu thế cả ở trên không lẫn trên biển. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2021, Trung Quốc đã tổ chức tới 20 cuộc tập trận hải quân, tập trung huấn luyện binh sĩ năng lực đánh chiếm đảo. Trong khi đó, cả năm 2020 chỉ tổ chức 13 cuộc diễn tập.

Tuy không tuyên bố, nhưng cuộc tập trận kết hợp bắn đạn thật và đánh chiếm đảo lần này không khác nào hành động răn đe Mỹ. Bởi hôm đầu tháng 9, Mỹ bất ngờ đưa tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Benfold tiến vào phạm vi 12 hải lý của đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hòn đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Điều tàu chiến “ra trận”, Mỹ cũng ngầm ý thách thức Trung Quốc: Các vị dám đưa “luật rừng” ra biển thì chúng tôi không khó để nghiền nát âm mưu ấy. Đương nhiên, trên các văn bản chính thức Washington tuyên bố, đây là một phần trong nỗ lực tuần tra duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông.

Căng thẳng Mỹ-Trung, sự căng thẳng rất khó đi đến hồi kết là sự hòa giải. Bởi Bắc Kinh cố tình phớt lờ phán quyết Tòa Trọng tài Liên hợp quốc (PCA) năm 2016. Nước này tiếp tục tuyên bố chủ quyền ở gần như toàn bộ Biển Đông, gia tăng các hoạt động quân sự, bắt nạt các nước trong khu vực. Trong khi đó, Mỹ tỏ ra sẵn sàng thách thức các hành động của Bắc Kinh, bằng việc thường xuyên tiến hành cái gọi là “tuần tra bảo đảm tự do hàng hải”.

Không chỉ có cuộc diễn tập đánh chiếm đảo đang diễn ra, để dằn mặt Mỹ và các thành viên nhóm “Bộ tứ” (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) tập trận chung ở ngoài khơi đảo Guam, hồi cuối tháng trước, Trung Quốc đã khởi động nhiều cuộc diễn tập hải quân.

Thật là những cuộc “nhóm lửa” vô tiền khoáng hậu.

Vì sao Bắc Kinh lại ngoan cố không chịu tuân thủ luật pháp quốc tế? Lý do thì ai cũng rõ: Họ muốn độc chiếm Biển Đông để làm chủ tuyến hàng hải quan trong bậc nhất ở Thái Bình Dương; để toàn quyền khai thác “mỏ vàng ròng” quý giá mà đang bị “mất” vào tay các quốc gia khác như Philippines, Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản, kể cả Đài Loan, “đứa con rơi” bất trị.

Để tấn công quân sự Trung Quốc phải dọn dẹp dư luận, xuyên tạc lịch sử, thực hiện chiến lược “ngoại giao chiến lang”. Bắc Kinh tranh thủ mọi diễn đàn để nói về “lòng tốt” của mình. Chẳng hạn trước chuyến thăm Việt Nam từ ngày 10 đến 12/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có bài phát biểu nhân một sự kiện kỷ niệm diễn ra ở Bắc Kinh. Bài nói sặc mùi dối trá.

Ông Vương nói: “Sáng kiến Vành đai và Con đường, hiện đã có mặt tại 141 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, sẽ tạo thêm động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng toàn cầu. Hơn bao giờ hết, vào lúc này, cộng đồng quốc tế cần xích lại gần nhau để đáp ứng những thách thức và thúc đẩy sự phát triển chung toàn cầu…Chúng ta cần bảo vệ hệ thống thương mại đa phương với WTO là nền tảng, đảm bảo sự vận hành ổn định và thông suốt của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, đồng thời nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế toàn cầu phát triển theo con đường tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện”.

Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm. Miệng nói “cộng đồng quốc tế cần xích lại gần nhau”, nhưng Bắc Kinh đang đẩy thiên hạ ra xa bằng chiến lược bành trướng ngàn năm nay không hề thay đổi, bằng những hành động ngày càng hiếu chiến.

RELATED ARTICLES

Tin mới