Thursday, January 9, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiDân kinh doanh đón đầu, thâu tóm khách sạn bán tháo thời...

Dân kinh doanh đón đầu, thâu tóm khách sạn bán tháo thời Covid

Chi phí đầu tư, vận hành lớn nhưng doanh thu 0 đồng khiến nhiều chủ khách sạn buộc phải rao bán, một bộ phận nhà đầu tư nhanh tay xuống tiền chớp thời cơ thua mua lại khách sạn với giá bèo và đợi thu lãi dòng sau mùa dịch.

Khách sạn Delta Sa Pa được rao bán với giá 110 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 85.500 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, trong đó có 700 doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Thời gian này Hà Nội đón 2,9 triệu khách du lịch nội địa giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020, tổng doanh thu ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng giảm 57% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2021 có đến 95% doanh nghiệp lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động, và có 267/1.191 doanh nghiệp quốc tế dừng hoạt động và thu hồi giấy phép, có đến 10% doanh nghiệp nội địa rút giấy phép kinh doanh. Trong đó có đến 90% lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành (khoảng 12.168 người), 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động, gần 13.000 người không có việc làm.

Trong bối cảnh đó thị trường ghi nhận nhiều vụ mua bán, sáp nhập khách sạn qua nhiều hình thức khác nhau.

Do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid nên thị trường khách sạn tại Việt Nam cũng giống như tất cả các thị trường trên thế giới, phải chịu nhiều tổn thất nặng nề đến hoạt động kinh doanh trong suốt hai năm qua. Trên các sàn thương mại khách sạn được giao bán ở khắp các tỉnh thành với mức giá vài tỷ cho đến cả trăm tỷ đồng.

Với tình trạng du lịch “ngủ đông” như hiện nay thì những khách sạn nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có nhiều khả năng phải nhượng lại với giá rất rẻ. Bởi phần lớn nhóm này phụ thuộc vào nguồn vốn lưu động thông qua doanh thu của khách sạn, phải trả tiền thuê hàng tháng, khách sạn tạm dừng hoạt động trong khi phải chi trả nhiều thứ nên khó có thể cầm cự được lâu. Vì vậy, mua bán, sáp nhập có lẽ là lối thoát duy nhất.

Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư đón sóng tìm cách tìm mua lại quyền vận hành các khách sạn ế ẩm mùa dịch, điều này giúp nhà đầu tư giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư ít vốn, việc mua lại thời điểm này dễ dàng và có nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư.

Nhưng đến khi dịch Covid được kiểm soát, thị trường bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ nóng trở lại, những đơn vị vận hành quốc tế tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Với tiềm lực tài chính tốt người Việt Nam sẽ tiếp tục tạo đòn bẩy cho du lịch trong nước, cũng như mong muốn về sự tăng trưởng từ khách du lịch quốc tế.

Có thể thấy đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư mua lại những khách sạn với giá hợp lý. Bởi ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch được mở cửa trở lại thì các khách sạn có thể đi vào kinh doanh vận hành tốt mà không cần phải cải tạo, nâng cấp, nếu công xuất đạt 80% thì đã có lãi.

Đây là hướng đầu tư có lãi không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát có đến 70% nhà đầu tư sẽ nhắm mục tiêu vào các khách sạn ở Châu Á- Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới