Thông tin này được báo Guardian (Anh) đăng tải ngày 20-9, trích một phần từ loạt bài độc quyền của tờ báo này về Trung Quốc và căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong một cuộc phỏng vấn với Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi kêu gọi các nước châu Âu lên tiếng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Ông cũng cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế phải tăng cường các nỗ lực răn đe chống lại việc Bắc Kinh mở rộng lãnh thổ và quân sự, giữa bối cảnh nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định Tokyo quan ngại sâu sắc về an ninh và an toàn của cộng đồng quốc tế trong khu vực, và cảnh báo: “Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời cải thiện nhanh chóng khả năng vận hành của mình”.
Bình luận của ông Kishi được đăng vào thời điểm một số chuyên gia an ninh lo ngại về nguy cơ xung đột, sau khi Úc, Anh và Mỹ vừa ký hợp tác an ninh tăng cường ba bên có tên AUKUS. Thỏa thuận về quốc phòng này được cho nhắm tới Trung Quốc, dù trên văn bản không ai đề cập cụ thể.
Bài phỏng vấn của ông Kishi với báo Guardian được thực hiện trước khi AUKUS được công bố hồi tuần qua. Ông cho biết phía Nhật Bản cũng nhận thức được hiện nay có nhiều khuôn khổ hợp tác trong khu vực, song nhấn mạnh rằng các bên cần làm nhiều hơn nữa nếu muốn ứng phó Trung Quốc.
Theo ông Kishi, Nghị viện châu Âu, cũng như các nước gồm Anh, Pháp, Đức, và Hà Lan đều ngỏ ý ủng hộ “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuy vậy, “điều quan trọng là nhiều nước lên tiếng trước tình hình khu vực, và bản thân điều này sẽ trở thành một sự răn đe”.
Hồi tháng 4 năm nay, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố căng thẳng ở Biển Đông là sự đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực, khi tàu chiến Pháp tham gia tập trận cùng Mỹ và Nhật, còn Đức gần đây cũng gửi tàu chiến đầu tiên tới Biển Đông sau hai thập kỷ.
Tuần qua, một báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới cũng cho thấy Trung Quốc là trung tâm trong các lo ngại của phía EU, nhưng EU vẫn lựa chọn cách tiếp cận thận trọng.
Theo ông Kishi, ông đã gặp một số bộ trưởng quốc phòng, trong đó có Vương quốc Anh, và chia sẻ rằng những gì xảy ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông không chỉ là vấn đề của khu vực, mà còn là vấn đề của cộng đồng quốc tế. “Tôi thể hiện rằng đây cũng là những gì liên quan tới châu Âu”, ông nói.
Bài phỏng vấn của ông Kishi với báo Guardian được thực hiện trước khi AUKUS được công bố hồi tuần qua. Ông cho biết phía Nhật Bản cũng nhận thức được hiện nay có nhiều khuôn khổ hợp tác trong khu vực, song nhấn mạnh rằng các bên cần làm nhiều hơn nữa nếu muốn ứng phó Trung Quốc.
Theo ông Kishi, Nghị viện châu Âu, cũng như các nước gồm Anh, Pháp, Đức, và Hà Lan đều ngỏ ý ủng hộ “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuy vậy, “điều quan trọng là nhiều nước lên tiếng trước tình hình khu vực, và bản thân điều này sẽ trở thành một sự răn đe”.
Hồi tháng 4 năm nay, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố căng thẳng ở Biển Đông là sự đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực, khi tàu chiến Pháp tham gia tập trận cùng Mỹ và Nhật, còn Đức gần đây cũng gửi tàu chiến đầu tiên tới Biển Đông sau hai thập kỷ.
Tuần qua, một báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới cũng cho thấy Trung Quốc là trung tâm trong các lo ngại của phía EU, nhưng EU vẫn lựa chọn cách tiếp cận thận trọng.
Theo ông Kishi, ông đã gặp một số bộ trưởng quốc phòng, trong đó có Vương quốc Anh, và chia sẻ rằng những gì xảy ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông không chỉ là vấn đề của khu vực, mà còn là vấn đề của cộng đồng quốc tế. “Tôi thể hiện rằng đây cũng là những gì liên quan tới châu Âu”, ông nói.