Friday, December 20, 2024
Trang chủQuân sựMỹ đưa Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân: ĐCSTQ...

Mỹ đưa Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân: ĐCSTQ như ‘ngồi trên đống lửa’

ĐCSTQ dựa vào sự hung hăng liều lĩnh, hay dùng chiêu ‘lấy thịt đè người’ để uy hiếp Đài Loan, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Những tưởng ĐCSTQ có thể dương dương tự đắc, ngờ đâu họ nhận phải hung tin: vào ngày 15/9, Mỹ – Anh – Úc lại thiết lập một liên minh trong đó có điều khoản: Úc sẽ tiếp nhận công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Dù Mỹ đưa Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân nhưng ánh mắt 3 nước đều hướng đến một mục tiêu là ĐCSTQ.

Thủ tướng Úc Scott John Morrison

Sự việc này khiến ĐCSTQ như ngồi trên đống lửa đến nỗi họ phải lên tiếng… lăng mạ Úc để tự trấn an mình. Tại sao ĐCSTQ lại sợ hãi đến như vậy, liệu với động thái này của Mỹ có khiến xứ sở chuột túi đủ năng lực tiếp cận và tung cú đá trời giáng cho ĐCSTQ, cán cân lực lượng ở châu Á – Thái Bình Dương giữa một bên là ĐCSTQ độc tài toàn trị còn một bên là xã hội dân chủ do Mỹ đứng đầu sẽ ra sao?… Dưới đây là góc nhìn của một chuyên gia phân tích về thời sự và Trung Quốc.

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 18/9, Giáo sư Chương Thiên Lượng có phân tích về sự kiện trên như sau.

Ngày 15/9, Mỹ, Anh, Úc đã thành lập một liên minh an toàn mới tên là AUKUS. Ba quốc gia này đã đạt được thoả thuận lịch sử là giúp Úc có được công nghệ sản xuất tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Điều đáng nói ở đây, Úc không mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ mà là tự sản xuất tàu ngầm hạt nhân. Úc không có công nghệ thì Mỹ chuyển giao, giúp Úc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tổng cộng 8 tàu. Đây thật sự là một động thái lớn.

AUKUS sẽ định hình lại toàn bộ bố cục an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác. Chúng ta biết ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và các nước phương tây luôn lo lắng về hành vi khiêu khích gây hấn của ĐCSTQ ở Biển Đông, bao gồm sự uy hiếp đối với Đài Loan, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và cả Úc nữa.

Lần này các lãnh đạo của 3 quốc gia là Mỹ, Anh, Úc đã cử hành hội nghị thông qua video, mặc dù không điểm danh cụ thể ĐCSTQ hay Bắc Kinh, nhưng mọi người đều biết rằng hội nghị này nhắm vào ĐCSTQ, nhắm vào hành vi bắt nạt của ĐCSTQ ở Biển Đông.

Quan hệ đối tác an toàn AUKUS này còn cho phép 3 quốc gia tham gia vào việc chia sẻ kỹ thuật trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ mạng, công nghệ lượng tử, hệ thống dưới nước, năng lực tấn công tầm xa v.v.

Vậy vì sao ĐCSTQ lại sợ Úc có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân?

Mọi người biết rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có một đặc điểm là tàng hình. Nếu là tàu ngầm thông thường, thời gian nó ở dưới nước không lâu, sau một khoảng thời gian lại phải nổi lên để tiếp nhiên liệu, hơn nữa hành trình của nó không dài.

Nhưng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thời gian hoạt động không giới hạn, do đó hành trình của nó có thể bao phủ khắp đại dương trên trái đất. Ngoài ra nó còn có thể giữ được khả năng tàng hình, tốc độ, tính cơ động, khả năng sống sót… Năng lực phát hiện và phòng chống loại tàu ngầm hạt nhân này của ĐCSTQ rất hạn chế.

Vốn dĩ Úc không có tên lửa tầm xa xuyên lục địa, nhưng sau khi có tàu ngầm hạt nhân này, trên đó lại được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk. Với tên lửa loại này, về cơ bản có thể bao phủ được miền bắc, miền trung và một số thành phố quan trọng ở phía tây Trung Quốc. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ cảm thấy vô cùng sợ hãi. Ban đầu Úc không có mối đe doạ nào đối với ĐCSTQ vì khoảng cách xa, nhưng nếu có tàu ngầm hạt nhân, Úc có thể áp sát cửa nhà của ĐCSTQ mà không bị phát hiện.

Loại tàu ngầm mà Mỹ chuyển giao cho Úc giống tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. Lớp Ohio có thể mang 24 đầu đạn hạt nhân với sức mạnh mỗi quả ít nhất bằng 40 lần quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến hai. Tàu ngầm hạt nhân của Úc dù không mang đầu đạn hạt nhân nhưng có mang tên lửa hành trình Tomahawk, với đầu đạn thường này ĐCSTQ chưa chắc đã chịu nổi.

Cách làm này của Mỹ rất hiếm gặp. Trong 70 năm, Hoa Kỳ chỉ chia sẻ kỹ thuật hạt nhân này với Vương quốc Anh, do đó Úc sẽ trở thành quốc gia thứ hai có được công nghệ tàu ngầm hạt nhân này của Mỹ.

Theo lý thông thường, Mỹ không thể đem công nghệ tàu ngầm hạt nhân chia sẻ cho người khác, nhưng hiện nay đã xuất hiện tình huống đặc biệt nên mới đem công nghệ ấy đưa cho Úc. Tình huống đặc biệt này chính là ám chỉ ĐCSTQ, những hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ban đầu Úc tính mua 12 tàu chạy bằng năng lượng thường từ Pháp, nhưng bây giờ Úc sẽ đóng mới tàu ngầm hạt nhân dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Mỹ. Nói cách khác, Mỹ không chỉ đưa đưa cá mà còn dạy Úc cách câu cá, như thế Úc có thể tự đóng tàu ngầm hạt nhân.

Công nghệ động cơ hạt nhân trong đó có lò phản ứng hạt nhân không phải là kỹ thuật quá khó. Nếu Triều Tiên và Iran có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, vậy thì sau khi Úc có được công nghệ tàu ngầm hạt nhân này, Úc sẽ nắm được công nghệ hạt nhân. Điểm này khiến ĐCSTQ như ‘kim chích trên lưng’, ngồi trên đống lửa.

ĐCSTQ luôn dựa chiêu ‘lấy thịt đè người’ để bắt nạt các nước ở Nam Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á, nhưng khi Úc có được tàu ngầm hạt nhân sẽ cân bằng cán cân lực lượng quân sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm đó khi Obama nói muốn quân Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương, đó chỉ là dựa vào năng lực nước Mỹ, ví như lái tàu sân bay qua. Nhưng hiện nay Mỹ tương đương với việc ‘vũ trang’ cho Úc, đồng thời Úc cũng hoan nghênh quân đội Mỹ đến cảng Darwin của Úc để hỗ trợ. Nói cách khác quân đội Hoa Kỳ có thể trực tiếp đồn trú ở đây.

Sau đó ĐCSTQ đã rất tức giận. Ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã phẫn nộ bày tỏ rằng: Việc ba nước Mỹ, Anh, Úc ký kết hợp tác với nhau đã phá hoại nghiêm trọng hoà bình, ổn định khu vực; tăng cường chạy đua vũ trang làm suy yếu nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc.

Cùng ngày, tờ ‘Thời báo Hoàn cầu’ đã công bố một đoạn video nói đầy ác ý: Úc đang theo đuổi chính sách một chiều với Mỹ trong cuộc chiến Mỹ – Trung, tự biến mình thành đối thủ của Trung Quốc. Nước này đang tham gia cuộc leo thang bằng tàu ngầm hạt nhân, điều này rõ ràng là đối kháng với Trung Quốc. Thậm chí Thời báo Hoàn cầu còn mắng mỏ, Úc là con chó chạy theo Hoa Kỳ. Nếu Úc có tàu ngầm hạt nhân thực hiện tấn công tên lửa cùng các hành động khiêu khích chống lại Trung Quốc, chúng tôi sẽ trừng phạt mà không khách khí.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc điềm tĩnh bày tỏ rằng: Kiểu tuyên truyền này của Trung Quốc đã cung cấp chứng cứ mạnh mẽ cho vị thế của Úc, loại nhận xét kia của ĐCSTQ sẽ phản lại tác dụng, rất non kém, rất khó coi.

Với những phân tích trên, có thể thấy Hoa Kỳ và các đồng minh đang rất nghiêm túc ứng phó các mối đe doạ từ ĐCSTQ. Những diễn biến tiếp theo trong cuộc đối đầu giữa độc tài toàn trị và xã hội tự do sẽ có nhiều điều đáng để phân tích.

RELATED ARTICLES

Tin mới