Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinBộ Tư Pháp Mỹ bị yêu cầu giải thích việc hủy bỏ...

Bộ Tư Pháp Mỹ bị yêu cầu giải thích việc hủy bỏ các vụ kiện chống lại gián điệp TQ

Dân biểu Jim Jordan, thành viên cấp cao Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, đã yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland giải thích lý do tại sao các công tố viên đã hủy bỏ một loạt vụ án liên quan đến việc truy tố của Bộ đối với các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, theo Thời báo Epoch Times.

Dân biểu Jim Jordan

Vào tháng 7, các công tố viên liên bang đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ cáo buộc chống lại 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc, những người bị cáo buộc che giấu mối quan hệ của họ với các tổ chức hoặc quân đội Trung Quốc. Bộ Tư Pháp cho biết vào thời điểm đó rằng “những diễn biến mới gần đây” trong những vụ này đã khiến bộ phải “đánh giá lại các vụ truy tố này”, tuyên bố rằng việc hủy bỏ được thực hiện “vì lợi ích của công lý”.

Tuy nhiên, đã xuất hiện các báo cáo khác cho rằng quyết định hủy bỏ cáo buộc là vì các lý do khác, chẳng hạn như việc FBI không thông báo chính xác cho bị cáo về quyền lợi của họ để phòng ngừa trường hợp tự buộc tội, như Dân biểu Jordan đã viết trong một bức thư chung với Dân biểu Andy Biggs gửi Tổng chưởng lý Garland hôm 27/9.

Bức thư nhấn mạnh: “Không rõ Bộ đã bác bỏ những [cáo buộc] này do các hành vi sai trái được báo cáo của Cục Điều tra Liên bang (FBI) hay vì Bộ dưới sự lãnh đạo của ngài đang quan tâm nhiều hơn đến việc theo đuổi các mục tiêu chính trị cực tả của Chính quyền Biden-Harris hơn là bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”.

“Những hành động này của Bộ đã gây lo ngại nghiêm trọng đối với cam kết trong việc đối đầu với các mối đe dọa an ninh quốc gia do Trung Quốc gây ra”.

Bức thư được đưa ra vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ đạt được thỏa thuận với Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu cho phép bà trở lại Trung Quốc, gần ba năm sau khi bị giam lỏng ở Canada theo yêu cầu của các công tố viên Hoa Kỳ với cáo buộc bà Mạnh khai man với HSBC, khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Thỏa thuận này mở đường cho việc trả tự do cho hai người Canada bị giam giữ ở Trung Quốc, đồng thời cũng khiến các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đặt câu hỏi về cách tiếp cận của chính quyền Biden khi đối mặt với các mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.

Trong những năm gần đây, Bộ Tư Pháp Mỹ, trong một dự án có tên “Sáng kiến ​​Trung Quốc” do chính quyền Tổng Thống Trump sáng lập đã ráo riết theo đuổi các vụ kiện nhắm vào chiến dịch gián điệp kinh tế trên diện rộng của Bắc Kinh. Nhờ đó mà lần đầu tiên trong lịch sử, các học giả Trung Quốc đã bị lâm vào tình thế thất bại trước cáo buộc che giấu mối quan hệ tài trợ của họ với ĐCSTQ.

Vào năm 2020, có ít nhất sáu vụ truy tố đối với các sĩ quan quân đội Trung Quốc hoạt động ngầm đóng giả là các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Hoa Kỳ. Nhưng Bộ Tư Pháp Mỹ đã quyết định loại bỏ việc theo đuổi vụ kiện đối với năm trường hợp trong số này vào tháng Bảy.

Một trong những trường hợp này là Đường Quyên (Juan Tang), một nhà nghiên cứu tại Đại học công lập tại Thành phố Davis (California), người này bị cáo buộc che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc trong đơn xin thị thực. Đường Quyên đã bị bắt vào tháng 7/2020 sau khi trốn chạy trong Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Franciso trong suốt một tháng.

Một trường hợp khác bị Bộ Tư Pháp hủy bỏ, một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác thừa nhận khi bị thẩm vấn bởi các đặc vụ liên bang rằng anh ta đã được người quản thúc của mình, giám đốc một phòng thí nghiệm đại học quân sự giấu tên ở Trung Quốc, hướng dẫn “quan sát cách bố trí của phòng thí nghiệm [Đại học California– Phòng thí nghiệm San Franciso] để về Trung Quốc tái lập một phòng thí nghiệm tương tự”.

Trong thư, hai dân biểu Đảng Cộng hòa Jordan và Biggs đã yêu cầu Tổng chưởng lý giải thích tại sao Bộ lại quyết định hủy bỏ các vụ kiện này. Các nhà lập pháp cũng yêu cầu cung cấp thêm thông tin về Sáng kiến ​​Trung Quốc, bao gồm nhân sự và nguồn lực của dự án và việc liệu bộ có bất kỳ kế hoạch nào để củng cố và mở rộng dự án chống gián điệp Trung Quốc này không.

RELATED ARTICLES

Tin mới