Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ chuyển hướng bành trướng từ đất sang biển

TQ chuyển hướng bành trướng từ đất sang biển

 Cả thế giới đều nhận rõ rằng Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với một lãnh thổ cũng rất rộng lớn. Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc luôn tìm cách bành trướng, mở rộng lãnh thổ bằng nhiều cách khác nhau.

Khi Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhiều nước, trước hết là những nước trong phe xã hội chủ nghĩa đều tưởng rằng với tinh thần quốc tế vô sản thì Trung Quốc sẽ không còn tư tưởng bành trướng nữa. Nhưng không phải như vậy, từ năm 1949 đến hết thế kỷ XX Trung Quốc đã gây hấn với 13 trên 14 nước có chung đường biên giới. Ngay cả với các nước xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Trung Quốc đều thực hiện việc đánh chiếm biên giới. Đặc biệt là Liên Xô, nước đã giúp cho Đảng cộng sản Trung Quốc giành được quyền lãnh đạo và xây dựng đất nước ở thời kỳ đầu rất khó khăn, nhưng ngay sau đó Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh biên giới với Liên Xô.

Ở phía Nam âm mưu lâu dài của Trung Quốc là thôn tính các nước Đông Nam Á bằng chiến tranh và các thủ đoạn khác về kinh tế và chính trị. Nhưng Việt Nam lại là quốc gia cản trở con đường bành trướng xuống Đông Nam Á của Trung Quốc.

Để có thể đè bẹp Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chiến lược bao vây cô lập với việc giúp chính quyền Pôn Pốt ở Campuchia thực hiện chiến tranh xâm chiếm biên giới phía Nam, đồng thời thực hiện chế độ diệt chủng để đưa dần người Trung Quốc xuống Campuchia. Nếu âm mưu của Trung Quốc thành công thì Việt Nam sẽ bị kẹp giữa hai gọng kìm của Trung Quốc ở cả phía Bắc và phía Nam.

 Nhưng Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng ở Campuchia, đồng nghĩa với gọng kìm ở phía Nam của Trung Quốc bị bẻ gãy. Trung Quốc ngay lập tức phải bộc lộ bộ mặt thật, trực tiếp thực hiện chiến tranh trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này, Hứa Thế Hữu đã từng tuyên bố chỉ trong 15 ngày quân Trung Quốc có thể tiến đến Hà Nội. Nhưng họ không ngờ là quân chủ lực của Trung Quốc lúc đó mới chỉ phải gặp sự kháng cự của lực lượng vũ trang địa phương của các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã phải chịu thất bại và không thể tiến sâu hơn được nữa. Họ buộc phải tuyên bố rút quân khi có tới 6 vạn quân Trung Quốc bị tiêu diệt. Trong thực tế Trung Quốc chưa hề tiêu diệt được trọn một đại đội của quân đội Việt Nam. Trong khi đó, quân đội Việt Nam đã tiêu diệt gọn nhiều tiểu đoàn và một số trung đoàn của quân đội Trung Quốc.

Như vậy con đường bành trướng xuống Đông Nam Á bằng đường bộ của Trung Quốc đã bị Việt Nam bẻ gãy. Trung Quốc buộc phải chuyển hướng bành trướng bằng đường biển. Việt Nam một lần nữa lại là nước cản trở âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Vì thế dù biết là vi phạm luật pháp quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bằng bản đồ đường chín đoạn. Đồng thời tìm mọi cách đánh chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, làm chủ con đường biển tiến xuống Đông Nam Á. Nếu âm mưu của Trung Quốc thành công thì không những Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông dọn đường xuống Đông Nam Á, uy hiếp tất cả các nước trong khu vực mà còn khống chế được con đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, buộc tất cả các nước phải phụ thuộc vào Trung Quốc cả trên biển và trên không.

Sự bành trướng trên biển của Trung Quốc không chỉ uy hiếp Việt Nam mà uy hiếp trực tiếp đến tất cả các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới nhất là các nước vùng Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương.

Vì vậy việc chặn đứng hành động bành trướng của Trung Quốc là trách nhiệm chung của tất cả các nước trên thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới