Ông Stu Cvrk, một đại tá với 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ đã có bài bình luận với tiêu đề “Tự do tôn giáo là một điều dối trá ở Trung Quốc” được đăng tải trên tờ Epochtimes tiếng Anh ngày 18/10.
ĐCSTQ phá hủy nhà thờ của những người theo đạo Cơ Đốc
Theo cựu quân nhân Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát chặt chẽ tín ngưỡng tôn giáo, nhằm thúc đẩy các chính sách xã hội chủ nghĩa và hỗ trợ các mục tiêu quốc gia.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng tuyên truyền, và đôi khi những lời nói giả dối của họ vô cùng phi lý. Ví dụ, Nhật báo Trung Quốc, cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã viết 1 bài báo với tiêu đề: “Làm nổi bật tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc”. Câu đầu trong bài báo này nhấn mạnh, “Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã nhấn mạnh rằng, tất cả các dân tộc thiểu số phải thực hiện đầy đủ các lý thuyết và chính sách của đảng để thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và hòa hợp hơn nữa với nhau”.
Tuy nhiên, trên thực tế, những mục tiêu đó đều do ĐCSTQ quyết định một cách tùy tiện, và không xuất phát từ niềm tin tôn giáo tự do của những người tự do.
Vì vậy, chúng ta hãy xem xét hiện trạng “tự do tôn giáo” tại Trung Quốc.
Giống như những người theo chủ nghĩa Marx khác trong lịch sử, kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã tiếp tục kiểm soát ý thức hệ thông qua việc đàn áp tàn nhẫn những người theo tôn giáo.
Ngoài 5 tôn giáo được nhà nước công nhận, khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, họ đã sử dụng Cục Tôn giáo (RAB) để cấm các hoạt động tôn giáo khác. Trong nhiều năm, Cục Tôn giáo sẽ thực hiện các biện pháp, bao gồm kiểm soát tư tưởng, đàn áp bất kỳ hệ tư tưởng tôn giáo nào, nếu nó không phù hợp với các chính sách của Đảng.
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa điên cuồng của Mao Trạch Đông (thời kỳ 1966-1976), tất cả các tổ chức và hoạt động tôn giáo bị hạn chế hơn nữa. Hàng triệu nhân vật tôn giáo của Trung Quốc đã bị đàn áp, tra tấn và giết hại vào thời điểm đó.
Từ năm 1949, ĐCSTQ chính thức công nhận 5 tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Tin lành, Công giáo và Hồi giáo. Sự công nhận chính thức tương đương với việc, chính phủ cho phép Giáo hội Trung ương hoạt động hợp pháp dưới sự giám sát của Sở Công an Thành phố địa phương và Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Sau khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc đã gia tăng.
Một báo cáo năm 2016 của tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo China Aid tuyên bố rằng cuộc đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ là “nghiêm trọng nhất kể từ thời Cách mạng Văn hóa”.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình ở Trung Quốc, cuộc đàn áp tôn giáo diễn ra toàn diện và lan rộng. Theo báo cáo năm 2020 của tổ chức nhân quyền Freedom House, các điểm chính sau đây được tóm tắt:
• Tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo phải chấp nhận kiểm tra uy tín chính trị, ví dụ, họ phải tuân thủ các chính sách của ĐCSTQ.
• Hạn chế số lượng linh mục, mục sư và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác.
• Ít nhất 100 triệu người theo đạo Tin lành, Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công đều đã phải chịu một số hình thức bức hại.
• Đặc biệt nhắm vào những người Hồi giáo ở Tân Cương, ĐCSTQ đàn áp mạnh mẽ việc mặc trang phục tôn giáo truyền thống, hạn chế số lượng người tham dự trong các nhà thờ Hồi giáo, và thậm chí hạn chế việc chọn tên của trẻ sơ sinh.
• Các “trại cải tạo” của ĐCSTQ ở Tân Cương sử dụng hệ thống tính điểm để đo lường hiệu quả của công tác “cải tạo” tư tưởng và xác định liệu những người bị giam giữ có đủ điều kiện được phóng thích không.
Với việc áp dụng luật lệ mới cho các nhóm tôn giáo đầu năm 2020, áp lực mà các nhóm tôn giáo ở Trung Quốc phải đối mặt đã tăng lên đáng kể. Tài liệu mới có tổng cộng 6 chương và 41 điều, giới thiệu chi tiết các biện pháp quản lý mới nhất như “tổ chức, chức năng, giám sát và quản lý các nhóm tôn giáo”.
Chương thứ ba quy định rằng, các giáo sĩ phải “yêu Tổ quốc, ủng hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, và ủng hộ hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Một trong những mục tiêu của các biện pháp mới này là giải thích lại giáo nghĩa của Cơ đốc giáo cho phù hợp với học thuyết xã hội chủ nghĩa của ĐCSTQ. Hơn nữa, tất cả các tôn giáo buộc phải làm nổi bật văn hóa Trung Quốc và ủng hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ trong các hoạt động tôn giáo.
Theo Chinascope, áp lực đối với cái gọi là “tôn giáo bất hợp pháp” đã gia tăng vào năm 2021. Theo ông Sku, tôn giáo bất hợp pháp [ở Trung Quốc] đề cập đến “nhà thờ tư gia Cơ đốc giáo, nhà thờ Công giáo ngầm, hoặc một số tổ chức Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và các tổ chức tôn giáo khác không tham gia vào các hoạt động tôn giáo chính thức.” Chỉ có năm nhóm tôn giáo tham nhũng do ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ và công nhận mới được phép tiến hành các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người dân không được phép tự do bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình.
Mục đích của đàn áp tôn giáo là để kiểm soát suy nghĩ và niềm tin cá nhân của người dân Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, [ĐCSTQ mong muốn] bằng cách kiểm soát tất cả các hoạt động và tín ngưỡng tôn giáo, để đảm bảo công dân nhất quán với những suy nghĩ mà nhà nước chấp thuận.
Hơn nữa, đây cũng là một cuộc chiến tâm lý chống lại người dân Trung Quốc – gây áp lực để người dân tiếp tục tuân theo các chính sách của ĐCSTQ về tư tưởng, lời nói và hành vi. Sự trao đổi tự do về các ý tưởng tôn giáo, đặc biệt là những ý tưởng đối với lực lượng tinh thần cao hơn chính phủ là điều mà ĐCSTQ không thể dung thứ, bởi vì khái niệm này làm suy yếu quyền kiểm soát và quyền lực của ĐCSTQ.
“Hoạt động tôn giáo chính thức” là một cách nói điển hình của chủ nghĩa Mác. Trên thực tế, nó dùng để chỉ “các nhà thờ có tổ chức”. Những hoạt động này đặc biệt dễ bị theo dõi và kiểm soát bởi chính phủ và các cơ quan tình báo, như Sở Công tác Mặt trận Thống nhất Bắc Kinh.
Theo Chinascope, Mục sư Liu Yi là người đã chạy trốn khỏi cuộc đàn áp của ĐCSTQ và đến Mỹ để thành lập “Hiệp hội Cơ đốc nhân Trung Quốc Công chính”. Mục sư cho biết: “[ĐCSTQ] sử dụng bục nhà thờ để trở thành cái miệng tuyên truyền các chính sách của họ. Ví dụ, “bài giảng” lan truyền trên mạng của một nhà thờ nào đó ở Chiết Giang là rất trần trụi. Chúng không phải là giảng Kinh thánh, mà là giảng về Đảng Cộng sản”.
Ngoài ra, những người theo học môn tu luyện Pháp Luân Công, một môn khí công Phật gia, cũng đang bị ĐCSTQ đàn áp không thương tiếc. ĐCSTQ tin rằng, họ là mối đe dọa trực tiếp đối với tính hợp pháp của nó, bởi vì Pháp Luân Công là một phong trào tín ngưỡng không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền TQ.
Ba nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công là “Chân, Thiện, Nhẫn”, ba nguyên lý này hoàn toàn trái ngược với ĐCSTQ. Chính quyền TQ thường sử dụng tư tưởng bài ngoại của văn hóa truyền thống Trung Quốc, để kiểm soát quần chúng và kích động lòng thù hận chống lại các thực hành tôn giáo nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không hiệu quả lắm đối với Pháp Luân Công, vì môn tập này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do đó, Pháp Luân Công đã trở thành nhóm số một bị ĐCSTQ đàn áp.
Trong xã hội mà ĐCSTQ đã kiểm soát nhiều năm, đàn áp tôn giáo sẽ tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào sự tăng giảm cảm giác an toàn của ĐCSTQ trong kiểm soát chính trị.
Cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc vẫn đang gia tăng – đặc biệt là cuộc bức hại người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công. Điều này có thể cho thấy rằng, Tập Cận Bình và chính quyền trung ương cảm thấy lo sợ vì các sự kiện thế giới, và cố gắng đảm bảo “sự ổn định trong nước” để tập trung tốt hơn với những sự kiện trên thế giới. Một nhóm công dân được thuần hóa là rất quan trọng đối với việc theo đuổi lợi ích của ĐCSTQ bên ngoài đại lục, ít nhất bao gồm Hồng Kông, Đài Loan và Afghanistan.
Kết luận
Tự do tôn giáo ở Trung Quốc gần như được tuyên truyền bởi các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Bất cứ khi nào quyền kiểm soát của ĐCSTQ thực sự bị đe dọa, đàn áp tôn giáo sẽ gia tăng. Hơn nữa, khi thế giới cuối cùng phát hiện ra nguồn gốc thực sự của COVID-19, các nhà chức trách ĐCSTQ thực hiện các biện pháp cực đoan để tiêu hủy bằng chứng và từ chối cung cấp dữ liệu y tế cho các quốc gia khác, áp lực cho việc chịu trách nhiệm [về đại dịch] và yêu cầu bồi thường [với ĐCSTQ] sẽ tiếp tục tăng lên.
Mặc dù các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ điên cuồng đổ trách nhiệm cho người khác; tuy nhiên, cuộc đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng ở Trung Quốc có thể báo hiệu cho một thời kỳ đen tối ở phía trước. Tình hình không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người dân Trung Quốc mà còn có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến các khu vực khác trên thế giới.