Tuesday, December 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnSáng kiến Vành đai, con đường của TQ ở châu Phi đang...

Sáng kiến Vành đai, con đường của TQ ở châu Phi đang thay đổi

Mô hình tài trợ của Trung Quốc cho sáng kiến Vành đai, con đường ở châu Phi đang thay đổi, khi tình hình nợ xấu của nhiều quốc gia “lục địa đen” ngày càng tồi tệ do đại dịch Covid-19.

Theo SCMP, thực trạng nợ xấu tại châu Phi đang khiến Bắc Kinh phải khám phá “những cách thức cấp vốn sáng tạo”.

Trong hai thập niên qua, Trung Quốc vẫn thường công bố các cam kết tài chính quy mô tại các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC), với số tiền đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cảng, đường sắt, đường cao tốc và đập thủy điện. Tuy nhiên, tại diễn đàn năm nay diễn ra vào cuối tháng 11 ở thủ đô Dakar của Senegal, mô hình tài trợ cho châu Phi đã thay đổi.

Tại FOCAC 2018 ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ 15 tỷ USD và cho vay không lãi suất trong tổng số 60 tỷ USD tài trợ. Nhưng tại FOCAC năm nay, không có bất kỳ cam kết nào như vậy. Phát biểu tại hội nghị ở Dakar qua video vào ngày 29/11, ông Tập cũng không công bố số tiền cam kết hỗ trợ phát triển cho châu Phi, trong khi năm 2018, Bắc Kinh dành đến 10 tỷ USD cho hạng mục này.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết hỗ trợ 40 tỷ USD cho lĩnh vực xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc và hạn mức tín dụng cho các tổ chức tài chính châu Phi, cũng như khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư vào lục địa này. Mặc dù ông Tập đã cam kết hạn mức tín dụng 10 tỷ USD cho các tổ chức tài chính châu Phi, nhưng vẫn là con số đã giảm một nửa so với năm 2018.

Đại dịch Covid-19 đã khiến các quốc gia châu Phi vốn ngập trong nợ nần từ Trung Quốc càng thêm khốn đốn. Trong đó vào năm 2020, Zambia trở thành quốc gia đầu tiên không trả được nợ trong đại dịch. Vì vậy, không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh cắt giảm mức cho vay, một số nhà phân tích cho biết.

Thậm chí, Paul Nantulya, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Washington, cho rằng các cam kết tài trợ trực tiếp của Trung Quốc, vốn đã duy trì ở mức ổn định 60 tỷ USD tại các hội nghị FOCAC 2015 và 2018, chắc chắn sẽ giảm hoặc biến mất hoàn toàn.

“Trung Quốc đang phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng họ muốn chuyển sang mô hình tài trợ khu vực tư nhân”, ông Nantulya nói thêm. “Các ngân hàng chính sách của Trung Quốc ngày càng lo ngại về khả năng trả nợ của các nước châu Phi và cảnh giác về việc mở rộng các khoản vay”.

“Nếu các khoản nợ xấu và vỡ nợ tiếp tục gia tăng, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những hậu quả chính trị lớn”, chuyên gia Nantulya nhận định. Theo ông, Bắc Kinh cũng đang đối mặt áp lực từ các nhóm công đoàn và các nhà bảo vệ môi trường châu Phi về các thỏa thuận cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc tài trợ đang gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Ngoài ra còn áp lực liên quan đến nợ và tính bền vững của nợ.

Một dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận thận trọng hơn của Bắc Kinh là Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2018 từ chối tài trợ tiền cho dự án mở rộng Đường sắt tiêu chuẩn của Kenya đến biên giới với Uganda.

Trung Quốc: Mức hỗ trợ sẽ chỉ tăng lên chứ không bao giờ giảm

Trung Quốc thay đổi chiến lược quyến rũ châu Phi - 2
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 của FOCAC tại Dakar, Senegal ngày 30/11 (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Tuy nhiên, các chuyên gia khác và các quan chức Trung Quốc cho rằng, những động thái đó không có nghĩa là Trung Quốc đang cắt giảm tài trợ cho các nước châu Phi, mà là họ sẽ vận dụng những cách sáng tạo hơn trong chiến lược tài trợ.

Vụ trưởng Vụ châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Wu Peng, đã đề cập đến các điều khoản trong “Kế hoạch Hành động Dakar” mới được thông qua tại FOCAC 2021 để khẳng định, “Trung Quốc sẽ… tiếp tục cấp các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay không lãi suất, các khoản vay ưu đãi và các hỗ trợ tài chính khác cho các nước châu Phi”.

“Chúng tôi sẽ vận dụng các cách tài trợ sáng tạo hơn” để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của châu Phi, ông Wu Peng viết trên Twitter vào ngày 4/12.

Trong khi ông Wu không tiết lộ tổng số tiền Trung Quốc cam kết tại FOCAC này, Đại sứ Trung Quốc tại Kenya Zhou Pingjian đã nói rằng, “mức hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc cho châu Phi sẽ chỉ tăng lên chứ không bao giờ giảm”. Đại sứ Zhou cho biết, tổng số tiền tài trợ cho 9 chương trình do ông Tập công bố tại FOCAC lần này đã chiếm hơn 60 tỷ USD từng cam kết trong năm 2018.

Development Reimagined, một công ty tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở tại Bắc Kinh, lưu ý rằng Kế hoạch Hành động Dakar đã nhận thấy rõ “khoảng cách cơ sở hạ tầng dai dẳng” và cho biết, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi hơn. Công ty này cho hay giá trị của mỗi dự án mới, đặc biệt là kết nối khu vực có thể “dễ dàng tiêu tốn hơn 15 tỷ USD”.

Một số mô hình tài trợ sáng tạo đã và đang hình thành như tại Kenya, Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đang chi 668 triệu USD để xây dựng tuyến đường cao tốc dài 27,1km nối sân bay chính của đất nước với thủ đô Nairobi và sẽ thu hồi vốn đầu tư bằng cách thu phí cao tốc trong 27 năm.

Trung Quốc cũng sẽ thực hiện 10 dự án hỗ trợ kết nối, được tài trợ một phần thông qua các liên doanh và đối tác công tư.

RELATED ARTICLES

Tin mới