Trung Quốc có thể phát triển như hiện nay, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang đe dọa chiếm ngôi số một thế giới của Mỹ lại chính nhờ vào sự ủng hộ, tạo điều kiện của Mỹ trong mấy chục năm qua.
Năm 1972, trước sự nhún nhường của Trung Quốc, Mỹ đã thay đổi thái độ thù địch và Tổng thống Mỹ đã đến thăm Trung Quốc. Mỹ muốn cải thiện quan hệ Mỹ – Trung lúc đó vì các lý do:
Thứ nhất, Mỹ muốn Trung Quốc giảm sự ủng hộ và viện trợ cho Bắc Việt Nam để Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thứ hai, lúc đó Mỹ – Xô đang đối đầu trong cuộc chiến tranh lạnh. Mỹ đứng đầu phe các nước tư bản còn Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Đồng thời quan hệ Xô – Trung đã có những rạn nứt nghiêm trọng, nhân cơ hội này Mỹ muốn khoét sâu mâu thuẫn Xô – Trung.
Khi thực hiện cải cách mở cửa để cứu nền kinh tế đã tụt hậu quá xa so với các nước phát triển Trung Quốc cần ở Mỹ và các nước Châu Âu về công nghệ và đầu tư. Còn Mỹ thì cho rằng nếu Trung Quốc phát triển sẽ thay đổi, chịu ảnh hưởng của dân chủ tư sản, xa dần chủ nghĩa cộng sản và lớn hơn nữa là Trung Quốc có thị trường rộng lớn có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu xâm nhập. Các nước đồng minh của Mỹ từ lâu cũng đã thèm khát thị trường Trung Quốc nhưng họ còn e ngại Mỹ và muốn Mỹ thay đổi.
Mỹ đã chấp nhận điều kiện của Trung Quốc là một Trung Quốc, loại Đài Loan khỏi thành viên Liên Hiệp quốc, ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tiếp đó Mỹ đồng thuận và thuyết phục các đồng minh để Trung Quốc trở thành thành viên WTO.
Đặng Tiểu Bình chủ trương ẩn mình chờ thời, còn Mỹ và các nước đồng minh như Nhật, Đức, Anh, Úc ào ạt đầu tư vào Trung Quốc. Trung Quốc đặt điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và các nước phải đầu tư cả tài chính và công nghệ, đặc biệt là phải chuyển giao công nghệ nhưng đều được các doanh nghiệp chấp thuận trước mối lợi từ một thị trường hơn một tỷ dân.
Học sinh, các nhà nghiên cứu đổ xô sang Mỹ và các nước Anh, Úc, Nhật, Pháp vừa học tập, nghiên cứu vừa tìm cách đánh cắp khoa học – công nghệ của các nước tiên tiến.
Các tổng thống Mỹ từ Bin Clinton đến Bút cha, Bút con và Obama đều hoan hỉ trong quan hệ với Trung Quốc. Ông Biden từ khi còn là Phó tổng thống đã luôn là thượng khách của Bắc Kinh, thậm chí người Trung Quốc còn coi ông là người bạn lớn.
Chỉ đến khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ mới chỉ ra âm mưu của Trung Quốc và bắt đầu tìm cách ngăn mối quan hệ bất bình đẳng. Ông Biden khi lên làm Tổng thống Mỹ cũng đã nhận ra bản chất thật của Bắc Kinh và buộc phải tiếp nối chính sách cứng rắn của người tiềm nhiệm với Trung Quốc. Quan hệ Trung – Mỹ tiếp tục căng thẳng và Trung Quốc đã tìm mọi cách hạ nhiệt. Tập Cận Bình cũng đã phải nhún nhường để mong có một cuộc họp thượng đỉnh với Biden.
Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh trông đợi từ lâu giữa lãnh đạo Mỹ – Trung, diễn ra vào ngày 15-11, lại được tổ chức theo hình thức trực tuyến vì dịch Covid-19.
Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc của Mỹ cho rằng trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo Mỹ – Trung đều không sẵn sàng thực hiện những thay đổi cơ bản trong quan hệ song phương, khi mà cuộc cạnh tranh siêu cường giữa hai nước ngày càng gay gắt trong nhiều lĩnh vực.
H.B