Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Hai (20/12) đã trừng phạt 5 phó giám đốc Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông vì làm xói mòn nền dân chủ của đặc khu, đồng thời cảnh báo rằng các tổ chức tài chính nước ngoài có hoạt động kinh doanh với họ sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đệ trình “Báo cáo về quyền tự trị của Hồng Kông” hàng năm lên Quốc hội vào thứ Hai, một lần nữa nêu tên và xử phạt năm phó giám đốc Văn phòng Liên lạc đã phá hoại nền dân chủ của Hồng Kông, đó là Trần Đông, Hà Tĩnh, Lư Tân Ninh, Cừu Hồng, Đàm Thiết Ngưu, Duẫn Tông Hoa và Dương Kiến Bình .
Tuyên bố trừng phạt xác nhận rằng năm quan chức ĐCSTQ này “làm suy yếu quyền tự chủ của Hồng Kông” và Văn phòng Liên lạc của ĐCSTQ là “thực thể chính mà ĐCSTQ dự kiến gây ảnh hưởng ở Hồng Kông”.
Báo cáo của Ngoại trưởng Bliken nhấn mạnh “sự lo ngại sâu sắc về những nỗ lực rõ ràng của Bắc Kinh nhằm tước đi tiếng nói có ý nghĩa của người Hồng Kông” trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp ngày 19 tháng 12 mà chỉ có các ứng viên được chính quyền coi là “yêu nước” mới đủ điều kiện tham gia.
Kết quả cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông cho thấy 89 trong số 90 ghế đã được bầu bởi các ứng cử viên cơ sở được lựa chọn theo tiêu chí được định hướng trước và loại bỏ các ứng viên độc lập.
Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố khác vào hôm thứ Hai với tiêu đề “Đệ trình Báo cáo Luật của Chính phủ Hồng Kông lên Quốc hội”, nêu rõ rằng ĐCSTQ tiếp tục phá hoại hệ thống dân chủ của Hồng Kông và làm suy yếu hệ thống tư pháp, dân sự, tin tức của Hồng Kông và các tổ chức học thuật. Các quan chức Bày tỏ quan ngại về quyền tự trị, điều cần thiết cho một Hồng Kông ổn định và thịnh vượng.
Trong báo cáo trình lên Quốc hội, 2 bộ của Hoa Kỳ cho biết họ công khai lên án sự xói mòn các quyền và tự do của Hồng Kông, bao gồm việc giảm số ghế được bầu trực tiếp trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và thắt chặt các hạn chế về trình độ ứng cử viên. Chính quyền Hồng Kông đã bắt giữ 55 người hồi tháng 1, họ đều là các nhân vật đối lập gây áp lực lên hệ thống tư pháp, và thẩm phán phụ trách vụ án Luật An ninh Quốc gia đã từ chối cho các nhân vật đối lập tại ngoại hoặc xét xử có sự tham gia của bồi thẩm đoàn.
Báo cáo cũng nói rằng Bắc Kinh làm suy yếu quyền tự do báo chí và học thuật, đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giữ hoặc truy tố các nhà báo.
Theo báo cáo, chính quyền Hồng Kông đã bắt giữ hoặc giam giữ hàng nghìn người Hồng Kông phản đối chính sách Hồng Kông của ĐCSTQ, giam giữ các nhà xuất bản báo và sách, đồng thời gây áp lực buộc các tổ chức phi chính phủ phải đình chỉ buổi dạ tiệc tưởng niệm vụ Thiên An Môn mùng 4 tháng 6 năm 1989.
T.P