Saturday, December 21, 2024
Trang chủQuân sựẤn Độ triển khai tên lửa phòng không S-400 gần biên giới...

Ấn Độ triển khai tên lửa phòng không S-400 gần biên giới với TQ và Pakistan

Quân đội Ấn Độ ngày 1/1 đã tiết lộ đang triển khai hệ thống phòng không S-400 của Nga tại một căn cứ không quân ở bang Punjab, có thể kiểm soát vùng trời khu vực biên giới Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan.

Quân đội Ấn Độ đang triển khai hệ thống phòng không hiện đại S-400 ở gần biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 3/1, một quan chức Quân đội Ấn Độ tiết lộ họ dự kiến ​​sẽ mất 6 tuần để hoàn thành việc triển khai hệ thống đầu tiên. Khi đó, phạm vi tác chiến của hệ thống S-400 này sẽ bao trùm vùng biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.

Vị quan chức này cho biết, việc triển khai lô S-400 đầu tiên hiện đang được tiến hành, đồng thời một số thành phần và thiết bị ngoại vi quan trọng của hệ thống tên lửa phòng không được triển khai sẽ được vận chuyển tới. Sau khi hệ thống S-400 triển khai hoàn tất, theo tính toán phạm vi tác chiến sẽ bao trùm lên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc và Ấn Độ – Pakistan.

Theo báo Ấn Độ The Economic Times, một số quan chức quân sự Ấn Độ ngày 1/1 tuyên bố Không quân Ấn Độ rất có thể hoàn tất việc triển khai trung đoàn tên lửa phòng không S-400 đầu tiên của mình tại một căn cứ không quân ở bang Punjab vào tháng 2/2022. Quá trình triển khai hệ thống tên lửa này đã bắt đầu và sẽ cần ít nhất sáu tuần nữa mới kết thúc.

Báo này cho biết, phương thức bố trí trung đoàn tên lửa phòng không S-400 đầu tiên của quân đội Ấn Độ với phạm vi tác chiến có thể bao phủ một phần khu vực biên giới phía bắc tiếp giáp Trung Quốc và với Pakistan.

Trước đó, Hãng tin Ấn Độ PTI dẫn lời các quan chức quân sự nước này cho biết nguyên tắc triển khai hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ là để hệ thống này có thể bao phủ các khu vực biên giới Ấn Độ với Trung Quốc và Ấn Độ với Pakistan.

Qua tìm hiểu được biết, bang Punjab nằm ở Tây Bắc Ấn Độ, có diện tích khoảng 50.400 km vuông. Bang này giáp với Pakistan về phía tây và bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ về phía bắc. Nó được ngăn cách với Trung Quốc về phía đông bắc bởi bang Himachal Pradesh.

Hệ thống phòng không S-400 được trang bị nhiều loại radar và tên lửa phòng không, phạm vi phát hiện mục tiêu trên về mặt lý thuyết không tối đa có thể đạt 600 km, tùy từng loại đạn tên lửa cụ thể mà phạm vi đánh chặn trên không có thể từ hàng chục km đến tối đa 400 km. Do khu vực biên giới Trung Quốc – Ấn Độ có địa thế cao, chủ yếu là vùng núi cao và từ bang Punjab đến Trung Quốc bị ngăn cách bởi bang Himachal Pradesh ở giữa; những điều này đã có ảnh hưởng lớn đến việc triển khai và sử dụng hệ thống phòng không S-400 của phía Ấn Độ. Nếu đối với các mục tiêu tàng hình, phạm vi chiến đấu thực tế và hiệu quả của hệ thống S-400 của Quân đội Ấn Độ còn bị giảm sút hơn nữa.

Theo các thông tin trước đó, vào tháng 10/2018, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 trang bị cho 5 trung đoàn, trị giá 5,43 tỷ USD. Phía Trung Quốc cũng đã mua hệ thống vũ khí này năm 2015 trước đó. Có ý kiến phân tích cho rằng PLA đã được trang bị hệ thống phòng không S-400 sớm hơn và quen thuộc với việc vận hành, ưu nhược điểm của hệ thống này hơn so với Ấn Độ. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc Ấn Độ muốn phô trương uy lực của hệ thống S-400 ở khu vực biên giới Ấn Độ có lẽ là quá lạc quan.

Tuy nhiên, giới quan sát quân sự bên ngoài cũng phân tích rằng hệ thống S-400 mà Ấn Độ mua của Nga có loại đạn tên lửa 40N6 với tầm bắn 400 km, tên lửa này được phát triển sau khi Trung Quốc mua nó năm 2015; do đó, hệ thống S-400 mà Trung Quốc mua là thế hệ đầu chỉ có loại đạn tên lửa 48N6E3, tên lửa có tầm bắn xa nhất 250 km, kém xa so với hệ thống S-400 mà Ấn Độ mua. Về việc liệu Trung Quốc có mua loại tên lửa 40N6 mới của Nga sau khi đã triển khai hay không, chưa thấy bên nào công bố thông tin liên quan.

Ngoài ra, The Economic Times của Ấn Độ cũng đề cập rằng chính quyền Joe Biden hiện vẫn chưa làm rõ vấn đề liệu Mỹ có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc Ấn Độ mua sắm hệ thống phòng không S-400 theo cái gọi là “Đạo luật trừng phạt chống lại đối thủ của Mỹ” (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act, CAATSA) hay không. Khi Ấn Độ và Nga đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã cảnh báo Ấn Độ rằng thỏa thuận này có thể khiến Ấn Độ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trước đây, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga bị Mỹ trừng phạt, một số người lo ngại Washington cũng có thể áp đặt các hình phạt tương tự đối với Ấn Độ. Đạo luật trừng phạt chống lại đối thủ của Mỹ (CAATSA) đã được thông qua vào năm 2017. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong NATO đã bị Mỹ trừng phạt vì đã mua S-400 của Nga.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới