Thursday, January 2, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ - Trung: "Mặt trận" mới cho cuộc cạnh tranh chiến lược

Mỹ – Trung: “Mặt trận” mới cho cuộc cạnh tranh chiến lược

Chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo nước này cần tạo ra cơ chế đòn bẩy về khoáng sản quan trọng để đối phó với Mỹ, trong bối cảnh nó sẽ trở nên rất thiết yếu trong mục tiêu năng lượng xanh toàn cầu.

SCMP đưa tin, các chuyên gia Trung Quốc chuyên nghiên cứu về chiến lược của Nhà Trắng về đất hiếm đã khuyến nghị Bắc Kinh cần tạo ra một cơ chế đa cơ quan để đảm bảo nguồn cung cấp các khoáng sản quan trọng như một đòn bẩy địa chính trị đối phó Mỹ và các đồng minh, trong bối cảnh cả thế giới đang hướng tới mục tiêu năng lượng xanh.

Các chuyên gia cho biết, cơ quan được đề xuất lập ra có thể tương tự hệ thống ở Mỹ, nơi các cơ quan thương mại, năng lượng, chính sách đối ngoại và chính quyền liên bang đều tham gia vào việc đề ra và thực hiện các chiến lược với khoáng sản quan trọng.

Đề xuất này được đưa ra bởi các giáo sư Yu Hongyuan tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nhà nghiên cứu Guan Longcheng của viện trên và Ma Zhe, một nhà nghiên cứu liên kết với Học viện Khoa học Địa chất Trung Quốc.

Khi thế giới đang chạy đua tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu về khoáng sản sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2040, theo Cơ quan năng lượng quốc tế. Và điều này được cho sẽ khiến cho cuộc đua giữa các cường quốc để tiếp cận được nguồn khoáng sản giá trị trở nên căng thẳng.

Trung Quốc hiện đang là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về một số khoáng sản quan trọng, bao gồm đất hiếm – nguyên liệu quan trọng cho các công nghệ về năng lượng sạch như xe điện và tuabin gió.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với thách thức ngày càng gia tăng khi Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, với khoáng sản quan trọng là ưu tiên hàng đầu.

Cạnh tranh tăng nhiệt

“Với sự gia tăng xung đột ở các khu vực giàu khoáng sản và việc áp dụng các quy tắc thương mại mới, các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược của Trung Quốc hiện đang bị cuốn vào một môi trường quốc tế dễ biến động hơn”, chuyên gia Yu nhận định.

Ngoài ra, các cuộc cạnh tranh về công nghệ gia tăng đã khiến Mỹ cấm các công ty xuất khẩu công nghệ chủ chốt sang Trung Quốc và điều này dường như đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc nâng cấp ngành khai thác của nước này.

Các chuyên gia nhấn mạnh, khoáng sản quan trọng là rất cần thiết cho an ninh kinh tế và quân sự và công nghệ năng lượng sạch và chúng đang trở thành một trong những “mặt trận” mới cho cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu chính của ít nhất 32 trong số 50 mặt hàng khoáng sản được Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ coi là quan trọng.

Trong những năm qua Trung Quốc đã đầu tư để phát triển ngành công nghiệp sản xuất khoáng sản quan trọng và đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng của họ. Trong khi đó, Mỹ lại phụ thuộc mạnh mẽ vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, trong việc sản xuất mọi mặt hàng từ tấm pin năng lượng mặt trời, tuabin gió, pin cho xe điện và cả tiêm kích.

Cuộc thương chiến năm 2018 giữa 2 nước đã khiến Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể thao túng các khoáng sản quan trọng vì mục tiêu chiến lược và họ đã thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung ứng bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Vào tháng 6, Nhà Trắng đã vạch ra một kế hoạch trong đó các cơ quan liên bang được chỉ đạo để tăng cường năng lực sản xuất trong nước và các nước đồng minh, nhằm “tăng khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng nguyên liệu chiến lược và quan trọng”. Các chuyên gia nhận định, Mỹ vẫn đang tìm kiếm đồng minh và đối tác để xây dựng chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc”.

“Mỹ và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ tăng cường phối hợp trong khuôn khổ song phương và nhiều khuôn khổ khác… để xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và tính minh bạch nhằm loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khai thác toàn cầu. Sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu trong việc phát triển khai thác ở nước thứ ba… có khả năng sẽ gia tăng”, báo cáo cảnh báo.

Tháng trước, Trung Quốc đã lập ra doanh nghiệp nhà nước về đất hiếm, trong một nỗ được cho là nhằm giúp họ duy trì thế thống trị tại thị trường.

RELATED ARTICLES

Tin mới