Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngYêu sách phi lý của TQ trên Biển Đông bị thách thức

Yêu sách phi lý của TQ trên Biển Đông bị thách thức

Tờ Yomiuri của Nhật Bản tiết lộ tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) đã hai lần đi vào vùng nước gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Yomiuri, một trong những tờ báo lâu đời và lớn nhất Nhật Bản, gọi hành động của tàu chiến MSDF là “đảm bảo tự do hàng hải” để răn đe Bắc Kinh.

Nguồn tin của Yomiuri trong Chính phủ Nhật Bản tiết lộ các hoạt động của MSDF bắt đầu từ tháng 3-2021, khi một tàu khu trục đi vào vùng nước cách thực thể bị Trung Quốc kiểm soát từ 12 đến 24 hải lý. Khoảng 5 tháng sau đó, một tàu khu trục của MSDF cũng thực hiện hải trình tương tự.

Theo báo South China Morning Post, một trong số các tàu đã áp sát thực thể Trung Quốc chiếm đóng là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga tên Ise. Con tàu trước đó đã thực hiện một số cuộc tập trận với các lực lượng Mỹ, Úc và một vài nước trong khu vực Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa lên tiếng về sự việc cũng như không công bố thông tin vào thời điểm diễn ra.

Trung Quốc tuyên bố vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo nước này cải tạo phi pháp là lãnh hải và đặt ra hàng loạt yêu cầu khai báo, xin phép với tàu nước ngoài, đặc biệt là tàu quân sự.
Đáp lại, hải quân Mỹ đã triển khai nhiều lượt tàu chiến đi vào vùng nước 12 hải lý nhằm bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka, nhận định mặc dù hành động của tàu chiến MSDF không mạnh mẽ bằng Mỹ nhưng đây là minh chứng cho hoạt động “đảm bảo tự do hàng hải kiểu Nhật”.

Dù chỉ mới có Mỹ cử tàu chiến đi vào vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo ở Biển Đông, nhiều nước đã ra tuyên bố riêng hoặc chung phản đối các yêu sách hàng hải vô lý của Trung Quốc.

Bất chấp những điều này, Bắc Kinh liên tục củng cố và tiệm tiến đến việc đảm bảo việc kiểm soát bằng các bộ luật trong nước song song với tăng cường năng lực của hải cảnh. Điều này làm dấy lên lo ngại của nhiều bên về tự do hàng hải trên Biển Đông, một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới và có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản.

RELATED ARTICLES

Tin mới