Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đăng một bức ảnh hoàn toàn sai sự thật để bôi...

TQ đăng một bức ảnh hoàn toàn sai sự thật để bôi xấu

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã dùng một bức ảnh chụp ở Syria để nói về “tác hại” mà Mỹ mang lại cho trẻ em Afghanistan. Tác giả bức ảnh cho biết, quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng ảnh của ông những chưa xin ý kiến.

Ngày 26/1, ông Triệu Lập Kiên đã đăng 4 bức ảnh trên tài khoản Weibo và Twitter của mình, với dòng chú thích bằng cả tiếng Anh và Trung: “Sau 20 năm chiến tranh, Mỹ đã mang lại những gì cho trẻ em Afghanistan?”. Những bức ảnh cho thấy những đứa trẻ rách rưới đang lục lọi trong đống rác, tìm vỏ đạn và thuốc súng bị hỏng để bán sắt vụn.

Phóng viên người Syria, Ali Haj Suleiman, ngày 27/1, nói rằng nội dung đăng tải của ông Triệu hoàn toàn sai sự thật. Những bức ảnh này được ông chụp tại tỉnh Idlib của Syria chứ không phải Afghanistan, ghi cảnh trẻ em Syria đang thu gom sắt vụn. Vào năm 2021 bức ảnh này từng được Ban giám khảo độc lập của UNICEF trao giải thưởng.

Suleiman cho biết: “Những vỏ đạn lớn nhỏ này là tàn tích của các cuộc tấn công của chính quyền Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad do Nga hậu thuẫn, nhằm vào dân thường và trẻ em Syria”.

Hiện ông Triệu Lập Kiên đã xóa các bài viết liên quan nhưng chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Đáp lại, nhiều cư dân mạng chế giễu hành vi tung tin đồn thất thiệt của ông rằng: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện giờ đang lưu manh hóa”; “Cái tát này thật kêu”; “Haha, bị bắt quả tang”; “Thật mất mặt!”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do ngày 28/1, Suleiman cho biết, ngoài ông Triệu Lập Kiên, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh, cũng đăng những thông điệp sai sự thật trên Twitter.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Triệu làm việc này, ông từng làm một việc tương tự cách đây chưa lâu. Vào tháng 11 năm ngoái ông Triệu cũng đăng một bức ảnh trên Twitter đổ lỗi cho những người lính Úc giết trẻ em Afghanistan.

Bức tranh được đồ họa mô tả một người lính Úc đang cười vui vẻ kề dao vào cổ một đứa trẻ đang bế một con cừu trong khi mặt bị phủ lá cờ Úc.

Bức ảnh đã khiến chính phủ và người dân Úc tức giận. Họ cáo buộc ông Triệu Lập Kiên đã đăng một bức ảnh hoàn toàn sai sự thật.

Truyền thông và cộng đồng mạng đã tìm ra được người tạo ra bức ảnh “hư cấu” này. Đó là chuyên gia đồ họa người Hoa Wuhe Qilin.

RELATED ARTICLES

Tin mới