Wednesday, January 22, 2025
Trang chủQuân sựLý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay...

Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới

Giá thành đắt đỏ cùng với những hạn chế xuất khẩu đã khiến máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle của Mỹ thất thế trước Su-30.

Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới.

ể từ giữa những năm 1990, Nga đã tích cực quảng bá mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ Su-30 Flanker đến các lực lược quân đội trên khắp thế giới, thu hút khách hàng trên khắp 4 châu lục với tư cách là máy bay chiến đấu được xuất khẩu nhiều nhất trong các dòng máy bay Flanker. Su-30 được thiết kế dựa trên phần khung của tiêm kích Su-27, là một loại máy bay phản lực được Liên Xô đưa vào sử dụng và cạnh tranh với đối thủ F-15 Eagle của Mỹ trong những năm 1985. Su-27 được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn các máy bay tầm xa cho Lực lượng Phòng không Liên Xô. Máy bay được trang bị 2 chỗ ngồi để phục vụ cho các chuyến bay xa.

Su-30 bắt đầu nhận được sự quan tâm của các lực lượng không quân đến từ nhiều nước khi chúng được nâng cấp để có thể thực hiện được nhiều vai trò mới.

Cụ thể, Su-30 được nâng cấp để trở thành một máy bay chiến đấu đa năng sở hữu độ bền rất cao, cùng với đó là hệ thống cảm biến và tác chiến điện tử tiên tiến. Máy bay còn được trang bị hệ thống vũ khí chống hạm trong khi vẫn giữ được hiệu suất không đối không tuyệt vời của khung máy bay Flanker ban đầu. Hiệu suất không đối không của Su-30 cũng được cải tiến đáng kể trong các phiên bản được sản xuất và bán cho Ấn Độ trong những năm 1990. Ở phiên bản này, Su-30 được tích hợp các công nghệ của máy bay chiến đấu Su-35 và Su-37, bao gồm các động cơ cánh và động cơ đẩy giúp cải thiện đáng kể khả năng cơ động. Sự cải tiến trong các phiên bản Su-30 được bán cho Ấn Độ (Su-30MKI), đã trở thành nền tảng cho hầu hết các máy bay Su-30 trong tương lai.

F-15 Eagle của Mỹ có khả năng tương đương với Su-30 ở một số điểm. Những chiếc F-15 Eagle có tốc độ nhanh hơn Su-30 nhưng lại thiếu khả năng cơ động, hệ thống theo dõi tia hồng ngoại cũng như khả năng chịu tải trọng vũ khí của F-15 cũng kém hơn so với những chiếc Flanker của Nga. Điểm mấu chốt khiến Su-30 vượt mặt F-15 Eagle để trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới là việc Su-30 có giá thành thấp hơn một nửa so với đối thủ và Nga sẵn sàng bán mẫu máy bay chiến đấu này cho hầu hết các nước trên thế giới, từ Uganda và Angola cho đến Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Ngược lại, F-15 trong 25 năm đầu tiên chỉ xuất khẩu cho duy nhất 3 đối tác quốc phòng thân cận nhất của Mỹ – và mặc dù hạn chế này đã được nới lỏng sau đó nhưng suy cho cùng thì việc xuất khẩu F-15 vẫn bị Mỹ thắt chặt hơn nhiều so với Su-30 của Nga. Các nước đồng minh của Mỹ như Ai Cập và Iraq chỉ được nhập khẩu loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ là F-16 Fighting Falcon thay vì F-15 Eagle.

Mỹ có xu hướng hạn chế việc bán vũ khí cho một số quốc gia dựa trên những thay đổi trong mối quan hệ chính trị của họ, Iran từ những năm 1980, Indonesia và Pakistan trong những năm 1990 và Ai Cập từ năm 2013 là một vài ví dụ. Indonesia và Ai Cập là những ví dụ điển hình, khi cả hai đều ngừng đặt hàng máy bay chiến đấu Mỹ ngay cả khi mối quan hệ đã được khôi phục. Những hạn chế về việc xuất khẩu máy bay của Mỹ đã khiến F-15 thất thế trước Su-30 – vốn được Nga xuất khẩu rộng rãi.

Việc Nga cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu hạng nặng ‘thế hệ 4+’ cao cấp sử dụng khung máy bay có ưu thế trên không với chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ F-16 của Mỹ đã giúp cho Su-30 trở thành mẫu máy bay chiến đấu rất được ưa chuộng. Việc bổ sung tên lửa tấn công chính xác và tên lửa chống hạm để cải thiện tính linh hoạt trong chiến đấu càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Su-30. Sự sẵn có của một số biến thể phù hợp với ngân sách và yêu cầu của các quốc gia khác nhau – từ các biến thể MKM, MKI và MKA cao cấp được bán cho Malaysia, Ấn Độ và Algeria đến MK2 rẻ hơn được bán cho Venezuela, Angola và Việt Nam – cũng là một điểm cộng lớn của Su-30. Sau cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan những năm 1990, khi Hải quân Hoa Kỳ điều một nhóm tác chiến tàu sân bay qua eo biển cách bờ biển Trung Quốc 100km – Trung Quốc đã đáp trả bằng cách đưa vào vận hành và phát triển các biến thể Su-30MKK/MK2 để phù hợp với vai trò tấn công trên biển, tạo ra mối đe dọa cho các tàu chiến của Mỹ. Phi đội Su-30MKK của quân đội Trung Quốc được trang bị các loại vũ khí tiên tiến do nước này sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và chống tàu chiến.

Trong khi Su-30 vẫn được cho sản xuất hàng loạt và được coi là một phương án thay thế giá rẻ cho Su-35, thì giá thành F-15 lại tăng lên đáng kể. Giá của tiêm kích F-15 thậm chí còn vượt qua cả F-35A tàng hình, biến nó trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất của Mỹ. Các biến thể F-15SG, F-15SA và F-15Q, được phát triển lần lượt cho Singapore, Ả Rập Xê-út và Qatar, tất cả đều tích hợp radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến, đây là một điểm vượt trội của F-15 so với Su-30. Tuy nhiên F-15 lại có mức giá đắt hơn gấp 3 lần so với những chiếc Flanker của Nga (khoảng 100 triệu USD). Chưa dừng lại ở đó, giá thành các loại vũ khí trang bị trên máy bay do Mỹ sản xuất cũng đắt hơn nhiều so với các loại vũ khí có khả năng tương tự của Nga. Những chi phí này khiến các biến thể F-15 mới nhất đắt hơn hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm cả máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-57 của Nga cũng như F-35A. Với những ưu thế vốn có của mình cộng với những hạn chế của F-15, Su-30 nghiễm nhiên trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới